Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Nguồn Gốc Việt Tộc - Phạm trần Anh

Khảo sử 2007
 
NGUỒN GỐC VIỆT TỘC
TỪ TRUYỀN THUYẾT ĐẾN LỊCH SỬ
 
 
     

Trống Đồng NGỌC LŨ

   
Lăng Quốc Tổ Hùng Vương

 
          NHỚ XƯA QUỐC TỔ MỞ NỀN 

                           NĂM NGÀN VĂN HIẾN, SỬ THIÊN VIỆT HÙNG !

                           BỌC ĐIỀU TRĂM HỌ THAI CHUNG 

                          “ĐỒNG BÀO” TIẾNG GỌI VÔ CÙNG VIỆT NAM !

PHẠM TRẦN ANH



 

  CÓ TỔ CÓ TÔNG
TỔ TỔ TÔNG TÔNG
TÔNG TỔ CŨ
 
CÒN NON CÒN NƯỚC
NON NON NƯỚC NƯỚC
NƯỚC NON NHÀ 
TẢN ĐÀ
 
 
 
THÁC THUỶ KHAI CƠ 
TỨ CỐ SƠN HÀ
QUI BẢN TỊCH,
 
ĐĂNG CAO VỌNG VIỄN,
QUẦN PHONG LA LIỆT
TỰ NHI TÔN.
 
 
Mở lối đắp nền 
Bốn hướng non sông 
về một mối.
 
Lên cao nhìn rộng 
Nghìn trùng sông núi 
tựa đàn con. 
  
CÂU ĐỐI TRONG ĐỀN HÙNG
 
CÂY CÓ CỘI, 
NƯỚC CÓ NGUỒN,
CHIM CÓ TỔ
 NGƯỜI CÓ NHÀ
CÓ TỔ CÓ TÔNG
CÓ TÔNG CÓ TỔ 
TỔ TỔ TÔNG TÔNG 
 TÔNG TÔNG TỔ TỔ
…  MỚI LÀ NGƯỜI ! 

CÂY CÓ GỐC ..
MỚI NỞ NGÀNH SINH NGỌN
NƯỚC CÓ NGUỒN ..
MỚI BIỂN RỘNG SÔNG SÂU …
NGƯỜI TA NGUỒN GỐC Ở ĐÂU ?
CÓ TỔ TIÊN TRƯỚC ..
RỒI SAU CÓ MÌNH… 

  
                 
                                   VĂN HIẾN THIÊN NIÊN QUỐC,
               XA THƯ VẠN LÝ ĐỒ
                                            HỒNG BÀNG KHAI TỊCH HẬU,
                              NAM PHỤC NHẤT ĐƯỜNG NGU…
                        
                     MINH MẠNG
                

                                   Ngàn năm văn hiến nước ta ..
                                   Giang sơn Tổ quốc một nhà Việt Nam .
                                   Khởi từ Tiên Tổ Hồng Bàng ,
                                   Thái Bình thịnh trị vẻ vang giống dòng !
 
                                              PHẠM TRẦN  cẩn dịch .
                             
  

BÁN QUI SƠN,
BÁN QUI HẢI
NHẤT VIẾT LONG, 
NHẤT VIẾT TIÊN !

Nửa lên rừng, nửa xuống biển
Bố là Rồng, mẹ là Tiên !

              
   Chúng ta đều do Tổ Tiên sinh ra, không cứ là trai gái, già trẻ, không cứ là chi tộc nào, dòng họ nào. Mọi người đều là Con Rồng cháu Tiên, đều từ một bào thai của mẹ Aâu nên tất cả từ một họ sinh ra các ngành tức các chi mà thôi …      
        Cành cây lớn muôn lá, gốc vốn ở rễ. Nước có nghìn dòng sông, muôn ngọn suối, vốn có gốc từ một ngọn nguồn. Cảnh vật còn như vậy, huống chi là con người chúng ta. Con người sinh ra đời, đời đời nối tiếp về sau, đều do các người đời trước nuôi nấng dìu dắt vậy. 
        Ngưỡng mộ và tưởng nhớ Tổ Tiên, chúng ta hãy lấy việc siêng năng mà bồi đắp cho gốc rễ, Lấy sự cần kiệm làm răn. Rồi tu nhân tích đức, giàu lòng thương người hơn là chê bai ghen ghét người … 
      Là con cháu thì chúng ta phải nối tiếp truyền thống của Tổ Tiên, chứ lẽ nào con cháu mà lại không suy nghĩ về ý nghĩa thâm trầm cao đẹp nói trên hay sao ? 

HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG
Nói chuyện với các bô lão làng Vân Nội

(Chú giải của La Sơn Phu tử trong BÁCH VIỆT TỪ ĐƯỜNG TỘC PHẢ)     
                         


           
LỜI GIỚI THIỆU


              ĐẠI VIỆT SỬ LƯỢC là bộ sử đầu tiên của nước  ta do một tác giả vô danh đời Trần biên soạn. Bộ sử này bị giặc Minh tịch thu và bản duy nhất còn lưu trữ trong Tứ khố toàn thư của triều Mãn Thanh sau khi đã bị Tiền Hy Tộ sửa đổi toàn bộ nội dung kể cả đặt lại tên là VIỆT SỬ LƯỢC. Năm 1272 sử gia Lê Văn Hưu đời Trần, viết bộ Đại Việt Sử Ký (hiện nay bộ sử này không còn nữa). Đời Lê, Ngô Sĩ Liên dựa vào Đại Việt Sử Ký để viết bộ Đại Việt Sử Ký toàn thư hoàn thành năm 1479, Lê Quý Đôn viết Đại Việt Thông sử, Ngô Thời Sĩ viết Việt Sử Tiêu án. Đời Nguyễn biên soạn Khâm định Việt sử Thông Giám Cương mục, Trần Trọng Kim viết Việt Nam sử lược. Tiếp sau đó, có Phạm Văn Sơn, Đào Duy Anh cũng đã viết lịch sử nước Việt Nam, từ sơ khai đến cận hiện đại. Nay Quốc Việt Phạm Trần Anh, một Phật tử trí thức, nối chí các bậc đàn anh đi trước, đã vận dụng trí tuệ bát nhã để viết bộ NGUỒN GỐC VIỆT TỘC, tìm về cội nguồn sử tích họ Hồng Bàng. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy công chúa Aâu Cơ sinh ra 100 người con, 50 con theo cha xuống miền ven bể, 50 con theo mẹ Aâu lên định cư ở vùng cao Phong Châu và cùng tôn người con cả lên ngôi lấy hiệu là Hùng Vương thứ nhất của nước Văn Lang, cách nay 4878 năm, đã khơi mở một nền văn minh triết Việt Tộc. Tác giả dẫn chứng bằng những sử liệu chính xác, một công trình nghiên cứu đúng đắn, tìm về nguồn cội dân tộc, phục hoạt nền văn minh cổ đại của dòng giống Bách Việt, hợp sáng với nguyên lý Nhân duyên sinh của Đại thừa Phật giáo. 
 
        NGUỒN GỐC VIỆT TỘC là một tác phẩm giá trị, tôi xin mời bạn hãy tìm vào nội dung để thưởng thức những cái hay đẹp, những khám phá mới lạ mà từ trước những nhà viết sử trong nước chưa ai đề cập tới. Quốc Việt Phạm Trần Anh đã tìm tòi trong các cổ và tân thư về Khảo cổ học, Khảo tiền sử, Nhân chủng học, Dân tôïc học, ngôn ngữ học và nhất là Di Truyền học để hoàn thành tác phẩm biên khảo công phu về nguồn gốc Việt tộc. Tìm về cội nguồn dân tộc cũng chính là tìm về quê cha đất tổ, nơi tổ tiên Việt tộc đã từng dày công vun bón ươm những kỳ hoa, dị thảo, làm vinh hiển cho một nòi giống thông minh vốn tự hào có chiều sâu và bề dày lịch sử của ngót năm nghìn năm Văn hiến chi bang.
Phật lịch 2543
Cố Hoà Thượng THÍCH ĐỨC NHUẬN
Nguyên Chánh thư ký Viện Tăng Thống I GHPGVNTN 

 
 
 TRẦN TÌNH
         
  
      Là người Việt Nam, chúng ta tự hào là con RỒNG cháu TIÊN thế nhưng, mỗi khi tìm về nguồn cội dân tộc thì nỗi ray rứt niềm băn khoăn làm nhức nhối tâm can biết bao con dân đất Việt. Ngay từ khi còn cắp sách đến trường, bài học thuộc lòng thuở đầu đời  “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Biết bao câu hỏi được đặt ra trong đầu óc ngây thơ trong trắng như núi Thái Sơn ở đâu thì được thầy trả lời ở bên Tàu. Tại sao công cha nghĩa mẹ lại so sánh với núi Thái Sơn ở bên Tàu? Lớn lên học văn chương truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du thì lại được giảng thêm là Nguyễn Du phỏng theo cốt truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu. Nhân vật Từ Hải quê ở Việt Đông, người anh hùng Việt tộc ngang dọc một thời cũng lại ở bên Tàu. Thế rồi ai trong chúng ta mà chẳng một lần ấm ức xen lẫn hoài nghi khi nghe nói về huyền thoại Rồng Tiên, truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc bị một số trí thức Tây học chê là hoang đường huyền hoặc. Chúng ta lại càng hổ thẹn hụt hẫng khi đọc quyển sử “Việt Nam thời Khai sinh” của nhà sử học Nguyễn Phương khẳng định người Việt chúng ta gốc là người Tàu ..!
 
      Thật đáng buồn là các sử gia thời quân chủ phong kiến thì nhất nhất chỉ tin vào chính sử Trung Quốc còn các nguồn gốc sử liệu khác thì chê là ngoại thư không thể tin được. Thậm chí các ông nho sĩ ta thời trước còn tôn thờ Sĩ Nhiếp là sĩ vương trong khi các ông quên hẳn một điều là dù muốn dù không, Sĩ Nhiếp cũng là một tên Thái thú sang cai trị dân ta. Chính Sĩ  Nhiếp chứ không ai khác đã đem chữ Hán nô dịch đồng hoá dân tộc ta. Dân ta không chịu học chữ Hán, vẫn dùng ngôn ngữ Việt cổ nên Sĩ  Nhiếp cấm dân ta viết chữ tượng thanh của Việt tộc.
       
          Trước đây, một số sử gia tuy không cho rằng người Việt ta là gốc Tàu nhưng chịu ảnh hưởng của Tàu trên nhiều phương diện nên cũng tán đồng luận điểm áp đặt của các nhà Nhân chủng cho rằng dân tộc ta thuộc giống Mông cổ ngành Phương Nam. Ngày nay, các nhà sử học CHXHCNVN viết sử theo nghị quyết của Đảng CS nên đã không những không dám nói lên sự thật lịch sử mà lại còn nhất tề phụ hoạ với luận điểm cho rằng nước Văn Lang ta chỉ mới hình thành hơn 600 năm TDL cho phù hợp với sử quan bành trướng Đại Hán xa xưa mà hiện nay là Cộng Hóa Nhân Dân Trung Quốc anh em. Họ phủ nhận cương giới của nhà nước Xích Qui sơ khai của Việt Tộc, chống lại sử quan dân tộc của những người Việt nam chân chính mà họ phê phán là khuynh hướng dân tộc cực đoan hẹp hòi.
      
        Chính vì những ấm ức hổ thẹn đó, chúng tôi mới đủ can đảm viết quyển sách nhỏ này. Bản thân người viết không có tham vọng viết sử mà chỉ muốn nói lên những ý nghĩ của người Việt Nam yêu nước xuyên suốt dòng vận động lịch sử của dân tộc. Quyển sách này ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, điều kiện sức khoẻ, tài chính và thời gian không cho phép được lãnh hội những cao kiến của các bậc thức giả cũng như tham khảo nguồn sách sử nhiều nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mạnh dạn đặt vấn đề, đưa ra những giả thuyết để có cái nhìn tổng quát xuyên suốt toàn bộ quá trình lịch sử dân tộc hầu mong nhận được những cao kiến đồng tình đóng góp hoặc phê bình phản bác của các bậc thức giả, những người Việt Nam yêu nước chân chính để vấn đề nguồn cội dân tộc ngày càng sáng tỏ. Được như vậy, người viết sẽ rất hân hạnh vì đã góp được phần nhỏ nhoi của mình trong công cuộc tìm về nguồn cội dân tộc, chu toàn bổn phận của một con dân đất Việt
     
         Đồng thời người viết cũng xin chân thành cảm ơn bằng hữu và những người có lòng ưu tư về nguồn gốc dân tộc đã giúp đỡ khích lệ cá nhân tôi hoàn thành quyển sách này. Chúng tôi cũng xin trân trọng tác giả những nguồn sửû liệu và xin được phép tham khảo ngõ hầu sáng tỏ thêm nguồn cội dân tộc chúng ta. Một số tư liệu ghi chép đã lâu trong điều kiện khó khăn nên không nhớ rõ xuất xứ, xin quý vị thông cảm. Chúng tôi may mắn là người đi sau nên có được điều kiện tham khảo những nguồn sử liệu mới nhất của nhà nghiên cứu Bình Nguyên Lộc, Triết gia Kim Định, giáo sư Nguyễn Đoàn Tuân, giáo sư Cung Đình Thanh và Bác sĩ Trần Đại Sĩ  nên mạnh dạn đặt vấn đề tìm về cội nguồn dân tộc.
 
          Đứng trên quan điểm dân tộc, chúng tôi chỉ dùng chữ “Nhà” thân thương cho các triều đại của nước ta như nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần… còn Hán tộc thì chúng tôi dùng chữ “Triều” (đại) như triều Thương, triều Chu, triều Hán… Thứ nữa, lấy năm thứ nhất Dương lịch làm điểm mốc lịch sử  cho thật chính xác thay vì từ Công nguyên như vẫn dùng từ trước đến nay. Sau cùng, chúng tôi quan niệm rằng yêu nước tất phải trân trọng tất cả những thăng trầm hưng phế của dòng vận động lịch sử mà biết bao thế hệ đã vun trồng bằng máu và nước mắt để viết lên những trang sử hào hùng hoành tráng. Đồng thời phải học biết về lịch sử để hiểu rõ hơn về nguồn cội dân tộc, hiểu rõ giá trị cao đẹp và ý nghĩa tuyệt vời của huyền thoại Rồng tiên. Tri ân tiền nhân chưa đủ mà chúng ta phải học tập, noi gương các danh nhân anh hùng khai sáng văn hoá, các anh hùng dân tộc của thời xa xưa thấm đậm trong tâm thức Việt để rồi dân tộc sẽ sản sinh ra những anh hùng của một ngày mai. Chính vì vậy, có thể nói lịch sử là ngọn nguồn của lòng yêu nước, chính lịch sử quá khứ anh hùng của  một dân tộc sẽ là tương lai xán lạn huy hoàng của dân tộc đó. Nói theo sử gia thời danh Arnol Toynbee thì: “Nếu thiếu những sự thách thức tức là thiếu yêu cầu bức bách đòi hỏi phải biết vận dụng được một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế thì không có điều kiện để một cộng đồng người thể hiện được sức mạnh và sự sáng tạo của mình. Chính sự đáp ứng thích hợp trước những thách thức, sự vận dụng một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế, đã đưa tới những thành tựu văn hoá lớn tạo nên bản lĩnh của các dân tộc và có thể nói lịch sử hình thành một nền văn minh lớn, không bao giờ diễn ra trên một con đường bằng phẳng với những bước đi bình thản...định mệnh lịch sử”. 
        
     Trên thế giới có lẽ không một dân tộc nào mà chịu đựng thử thách gian nan khốn khó hơn dân tộc Việt. Lịch sử cũng đã chứng minh dân tộc ta đáp ứng được những yêu cầu bức bách, sự thách thức của từng thời đại để Việt Nam là một trong 35 nền văn minh của nhân loại còn tồn tại mãi đến ngày nay. Chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng hãnh tiến hướng về tương lai trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ III. Tuy nhiên chúng ta không thể đứng yên mà trông chờ vào cái gọi là :“định mệnh lịch sử” mà nên nhớ rằng, Lịch sử hôm nay là chính trị của những ngày qua và  chính trị ngày nay sẽ là lịch sử ở ngày mai. Lịch sử là cuộc trưng cầu dân ý mỗi ngày của một dân tộc thế nên chính chúng ta, mỗi ngày đang góp phần lịch sử vào tương lai của dân tộc chúng ta.
          
     Trong ý thức đó chúng tôi xin mời quý vị, chúng ta cùng tìm về cội nguồn Việt tộc, Việt Nam thời lập quốc từ truyền thuyết đến hiện thực lịch sử Việt Nam.
                              
 
Mùa giỗ tổ Việt Lịch 4879 (DL 1999)
 
PHẠM TRẦN ANH.
 
CHƯƠNG  I

DẪN LUẬN        
         Kể từ khi nhân loại có chữ viết thì đã nhận thức rằng  việc ghi chép những sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội của một quốc gia là điều cần thiết và sử biên niên đã ra đời. Người ta ghi chép theo thứ tự thời gian, ngày giờ, năm tháng, những sự kiện xảy ra trong một triều đại.  Lịch sử tự thân là sự thật khách quan và người chép phải tôn trọng sự thật, phải thật sự khách quan trung thực. Thật vậy, sự kiện lịch sử là sự thật tồn tại độc lập bên ngoài ý thức của con người. Polibius, nhà sử học Hy Lạp thế kỷ thứ II TDL đã nhận thấy rằng trong sử học có tính thực dụng (Pragmatikos). Chính vì cho rằng sử nhằm mục đích thực dụng có nghĩa là phục
        Cicéron, sử gia nổi tiếng thời La Mã cổ đại đã định nghĩa:Lịch sử là lịch sử chính yếu của cuộc sống (Historia magistra vitae) gắn liền với ánh sáng của sự thật(lux véritatis). Trong tác phẩm De Oratore, Cicéron cho rằng Người viết sử phải tôn trọng 2 điều luật: Điều thứ nhất buộc các nhà chép sử không được nói nhiều điều giả mạo. Điều luật thứ hai buộc nhà chép sử phải nói lên tất cả những gì là sự thật nghĩa là ghi rõ sự kiện xảy ra theo thứ tự ngày giờ năm tháng vì chỉ như thế mới đạt yêu cầu trung thực của một sự kiện lịch sử.
       Thế nhưng thực tế đã hoàn toàn trái ngược với những gì Cicéron quan niệm. Mỉa mai thay Nữ thần Cliocủa nền văn minh Hy Lạp biểu tượng cho sử mà ngữ nghĩa của chữ Clio theo ngôn ngữ cổ Hy Lạp lại có nghĩa là ngợi khen, ca tụng. Nói là một chuyện nhưng thực tế lại là chuyện khác vì  trong vòng cương tỏa của danh lợi nên Cicéron đã đánh mất lương tri của con người và tính khách quan trung thực, sự vô tư trong sáng của một sử gia chân chính khi ca tụng bạo chúa khét tiếng Néron. Cicéron đã hết lời ca tụng cái thú vui vô nhân đạo của Néron buộc hai người nô lệ phải chém giết lẫn nhau để một người được sống. Thật chua xót khi Cicéron lợi dụng ngôn từ để đặt bút viết một cách trơ trẽn Vui thú biết bao, giải trí biết bao cho một tinh thần đã được nhân bản hoá, được tinh luyện khi xem một người đi săn người, đánh trúng ngực một trong những kẻ giống ta, một kẻ yếu đuối bị xé xác bởi một con  thú mạnh mẽ hơn. Phải chăng, cái thú tính mạnh được yếu thuabất kể luân lý đạo đức đã lấn át tính người nơi động vật cao cấp Cicéron ? Chính Sénèque, một sử gia táng tận lương tâm khác, kẻ đã lên tiếng bào chữa, bênh vực cho hành động bất nhân giết mẹ đẻ của Néron, cũng phải lên án cảnh tượng dã man của trò vui giác đấu  theo Sénèque thì người đối với người là một vật linh thiêng lại bị đem đi giết để làm trò vui ư ?
                 Nền văn minh Phương Tây khởi đầu bàn về yếu tính của sự vật chứ không phải khởi đầu từ nhân tính như triết học Đông Phương. Nhân loại sau một thời gian dài sống dưới sự ngự trị của thần quyền mãi tới thời Socrate với chủ nghĩa duy lý đã giải phóng con người ra khỏi sự nô lệ thần quyền. Socrate đã phá bỏ ách thần thoại, đánh đổ quan niệm cổ hủ đã bóp chết tự do tư tưởng của con người. Chủ nghĩa duy lý đạp đổ thần quyền kéo theo sự sụp đổ của cả chế độ Hy Lạp xây dựng trên nền tảng thần thoại để mở đầu cho một thời kỳ mới trong lịch sử. Thế nhưng nhân loại vừa thoát khỏi sự nô dịch của thần quyền lại bước vào thời kỳ độc tài duy lý ngự trị khống chế tư tưởng nhân loại suốt 25 thế kỷ. Saint Paul đã gọi nền triết học La-Hy là hoàn toàn thế tục vì nó tự giam mình trong phạm trù hạn hẹp của lý trí nên dẫn người ta đến tư tưởng độc hữu. Tình trạng thái quá của ý niệm chiếm hữu dẫn tới độc tôn, độc tài duy lý với mọi biến thái của nó, không bao giờ siêu vượt lên hiện tượng để thấy rõ bản chất của sự vật. Một sự thật phũ phàng là nhân loại càng văn minh bao nhiêu thì những quan niệm về sử lại đối kháng bấy nhiêu. Lịch sử càng xa rời sự thật nên Agustin Thière đến thế kỷ XIX mới bứt thoát khỏi vòng vây của duy lý để nhận ra một chân lý đó là: Lịch sử thật chỉ tìm thấy trong các giai thoại truyền kỳ, đó là sử dân gian truyền tụng sống động. Có thể nói rẳng ¾ nó thật hơn những cái mà chúng ta gọi là lịch sử . Thật vậy, truyền thuyết không hẳn là sự thật lịch sử nhưng những nhân vật, những chứa đựng trong truyền thuyết là sản phẩm đúc kết biết bao suy tư của một thời đại tạo dựng độc sáng nhưng nó còn chờ người đời sau diễn đạt bằng ngôn từ minh nhiên lý giải truyền thuyết, thần thoại với những ẩn tàng hàm chứa một ý nghĩa đặc trưng của mỗi nền văn hoá riêng biệt với bản sắc độc đáo đặc thù của nền văn minh mỗi dân tộc.
                Vào thời quân chủ phong kiến người ta viết sử để ca tụng vua chúa, bạo quyền thì đến thời đại văn minh, nền văn minh duy lý với cái gọi là yêu cầu tự do tư tưởng và do ý thức đấu tranh tư tưởng nên có hai quan niệm sử đối chọi nhau. Thật vậy, sử quan duy tâm với quan niệm thần bí cho rằng mỗi dân tộc có một định mệnh riêng do Thượng Đế ban phát. Quan niệm này phủ nhận tính khách quan của lịch sử và sự quyết định của ý chí con người. Alfred de Vigny còn chủ trương thuyết chủng tộc ưu việt, thuyết này cho rằng dân tộc Đức là dân tộc ưu việt được Thượng Đế chọn lựa (les élus de Dieu).  Thomas Carlyle, nhà văn lớn của nước Anh cũng đề xướng quan niệm anh hùng tạo thời thế Thế giới chính là sản phẩm của vĩ nhân. Lịch sử thế giới chỉ là tiểu sử của các danh nhân. Trong khi đó, Nietzche ca tụng xiển dương chủng tộc Arian của Đức là ưu việt và siêu nhân của tầng lớp đặc tuyển như nhà xã hội học Áo Wieser quan niệm. Wieser cầu khẩn một lớp người siêu việt ra đời để thống trị nhân loại. Chính từ quan niệm cực đoan thiển cận trên đã dẫn tới sự hình thành của chế độ độc tài phát xít Hitler mà hậu quả gây ra một tội ác ghê tởm trong lịch sử loài người. Hơn 20 triệu người thiệt mạng trong thế chiến thứ hai, hàng triệu người Do Thái đã bị đưa vào trại tập trung lên lò thiêu người sống. Đó là vết nhơ trong lịch sử nhân loại và để lại những ray rứt lương tâm không những cho dân tộc Đức mà còn  của cả nhân loại nữa.
                Thuyết tiền định thần bí lịch sử của Puskin về sau được Thomas cải biên gọi là thuyết Néo-Thomas giải thích những sự kiện lịch sử bởi một ý chí tuyệt đối ngoài sự tiên liệu, chủ động của con người. Néo-Thomas cho rằng lịch sử hướng tới mục đích nào đó được nhận thức thông qua lòng tin cuồng tín và sự mặc khải mà chỉ có Thượng Đế toàn năng mới quyết định số phận của mỗi cá nhân và cả vận mệnh lịch sử của một dân tộc. Théodore Lessing lại cho rằng lịch sử là sự vận động vô nghĩa và không mục đích của những lực lượng dị chất, là sự hỗn loạn của dòng thác các biến cố không thể điều khiển  được.
          Không phải đợi tới Karl Marx thế kỷ thứ XVIII mới đưa ra Duy vật sử quan mà ngay từ thời Xuân Thu chiến quốc, Hàn Phi Tử một triết gia nổi tiếng đã cho rằng Lịch sử xã hội loài người luôn luôn thay đổi. Không một chế độ nào tồn tại mãi cả nên nhà cầm quyền phải biết căn cứ vào những nhu cầu khách quan đương thời kết hợp với xu thế của thời đại mà đề ra những chính sách, đường lối mới để xây dựng một chế độ mới phù hợp với lòng người. Hàn Phi Tử nổi tiếng là nhà vô thần luận khi cho rằng chính dân số và yêu cầu xã hội nhiều ít là nguyên nhân căn bản quyết định biến động của lịch sử .
                  Quan niệm duy tâm lịch sử có ảnh hưởng trong nhận thức của dân gian nhưng không thoả đáp được yêu cầu tri thức của thời đại, Thật vậy, Puskin nhận định Hoàng Đế Napoléon là người được thiên định chấp hành những định mệnh bí ẩn của lịch sử, trong khi chính Napoléon  lại phủ nhận cái mà người ta gọi ông là thiên tài, là định mệnh thần bí gắn cho ông. Napoléon cho rằng thiên tài chính là kết quả của công trình học tập nghiên cứu được chuẩn bị sẵn sàng để lúc hữu sự nắm thời cơ, chủ động đối phó giải quyết một cách tài tình hữu hiệu mà thôi. Mãi đến thế kỷ XIX, quan niệm duy vật lịch sử ra đời phản bác những quan niệm siêu hình thần bí trên. Karl Marx cho rằng sự kiện lịch sử là hệ quả tất yếu của những quan hệ nhân quả và các sự kiện lịch sử tác động nhau một cách biện chứng. Sử quan duy vật biện chứng trên cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội quyết định thượng tầng kiến trúc chính trị. Duy vật sử quan phủ nhận tính thường hằng bất biến của định mệnh lịch sử, thế nhưng vẫn không thể lý giải được những quy luật thăng trầm đầy bí ẩn của lịch sử. Mặt khác lại rơi vào tệ sùng bái cá nhân, thần thánh hoá, vĩ đại hoá cá nhân và tô hồng chế độ nên lịch sử ngày càng sai lạc, xa rời sự thật. Duy vật sử quan Karl Marx đúng cho các hiện tượng phổ quát nhưng sự thật hết sức éo le, phũ phàng khi nó lại rơi đúng vào những gì mà Karl Marx hằng  ấp ủ hoài bão: sự xụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa! Karl Marx nói: Lịch sử tác động lẫn nhau một cách biện chứng, nó không làm một cái gì nửa vời cả một khi muốn đưa hình thái xã hội già cỗi đến huyệt mộ thì lịch sử sẽ là tấn bi hài kịch của chính nó. Tại sao lịch sử lại diễn ra theo tiến trình ấy? Đó chính là để cho nhân loại rời bỏ được cái quá khứ ấy một cách vui vẻ vậy!. Điều đáng tiếc là Karl Marx đã không còn sống để chứng kiến tấn bi hài kịch Cộng sản hạ màn không kèn không trống ..!
          Thật vậy, cuối năm 1988, cuộc khủng hoảng bắt đầu nổ ra ở Ba Lan, sau đó lan sang Hungari, Tiệp Khắc, Cộng Hòa Dân chủ Đức, Rumani, Bungari, Nam Tư, Anbani như một dòng thác cách mạng. Đảng Cộng sản và nhà nước các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Aâu lần lượt buộc phải chấp nhận xóa bỏ độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản, thực hiện chế độ đa nguyên và tiến hành tổng tuyển cử tự do. Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa cộng sản ở các nước Đông Aâu đã dẫn tới những biến đổi lịch sử : Ba Lan, Hungari, Tiệp Khắc quay trở lại theo con đường Tư bản chủ nghĩa. Cộng Hòa Dân chủ Đức sát nhập vào Cộng Hòa Liên bang Đức. Trong khi đó, ngày 21-8 đảng Cộng sản Liên xô bị đình chỉ hoạt động trong toàn liên bang, chính phủ Xô viết bị giải thể. Mười một nước cộng hòa tuyên bố độc lập, tách ra khỏi Liên bang Xô Viết. Một làn sóng chống đảng Cộng sản và chống Xã hội chủ nghĩa dâng khắp mọi nơi. Ngày 21-12-1991 chính thức thành lập các quốc gia độc lập SNG buộc Tổng thống Liên Xô M Goócbachôp phải từ chức và cùng ngày đó, ngày 25-12-1991 lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Cẩm Linh (Kremlin) sau 74 năm bị hạ xuống. Đây là một thất bại nặng nề của chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới, dẫn đến hệ thống thế giới của chủ nghĩa Cộng sản trên thực tế không còn tồn tại nữa.(1) Thật vậy, nếu K Marx còn sống dưới thời Lenin, Stalin thì hẳn là K Marx đã chết trong các trại cải tạo ngút ngàn ở Sibérie rồi và ông ta cũng không thấy được nhân loại vui mừng thế nào khi Liên Xô và các nước Đông Aâu xụp đổ vào cuối thế kỷ XX..!          
      Ngày nay, với sự tiến bộ của nhân loại, quan niệm lịch sử thần bí không có tính thuyết phục và phản khoa học, đi ngược lại thực tế sinh động đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Mặt khác, nếu cho rằng lịch sử do ý thức của một người, một lớp người, với điều kiện hoàn cảnh xã hội tác động một cách biện chứng có thể đúng với từng sự kiện, từng thời kỳ lịch sử nhưng lại không lý giải được toàn bộ tiến trình của lịch sử. Thực tế, lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng, trong suốt tiến trình lịch sử của một dân tộc, tuy có những thời kỳ rời rạc thậm chí ngắt quãng nhưng thực ra dòng lịch sử vẫn vận động tiến triển theo một chiều hướng riêng biệt mà người ta thường gọi là định mệnh của một dân tộc. Hướng đi lịch sử như một sợi dây vô hình xuyên suốt tiến trình lịch sử một dân tộc, gắn liền các sự kiện, các biến cố lịch sử theo một chu kỳ vận động từ suy vong cùng cực tới tột đỉnh vinh quang rồi lại từ trên đỉnh cao hưng thịnh, xã hội tự nó nảy sinh những mâu thuẫn nội tại phá vỡ thế ổn định để rồi trở lại thời kỳ suy vong theo quy luật muôn đời thường hằng bất biến của chu kỳ Âm dương biến dịch. 
      Lịch sử nhân loại chứng kiến biết bao hưng phế, thăng trầm của các dân tộc với những đỉnh cao vinh quang của nền văn minh rực rỡ để rồi lại tàn lụi theo thời gian kéo theo sự suy vong của cả một dân tộc. Tiến trình hưng vong của một dân tộc tùy thuộc vào tư tưởng chủ đạo, bản sắc văn hoá tạo thành sức sống của dân tộc đó. Chính bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện dân tộc tính với những tư tưởng chủ đạo nhân ái hoà bình mang tính truyền thống xuyên suốt toàn bộ dòng vận động lịch sử đã tập đại thành nền văn minh đạo đức Việt tồn tại mãi với thời gian. Ngược lại, những tư tưởng phi nhân từ quân chủ phong kiến chuyên chế, đến thực dân, đến độc tài phát xít, đế quốc rồi siêu đế quốc nhằm nô dịch con người, tước đoạt quyền sống căn bản tối thiểu của một con người, dù che đậy dưới những danh từ hoa mỹ như lý tưởng khai hoá giải phóng, xây dựng xã hội công bằng v?n minh này, thiên đường Xã Hội chủ nghĩa nọ sớm muộn cũng sẽ cáo chung. Bài học lịch sử đã cho thấy một chế độ độc tài dù thống trị kềm kẹp dân chúng đến đâu cũng sẽ tiêu vong bởi chính ý chí của nhân dân một khi họ đã ý thức được thế nào là dân chủ chính thống, tự do thực sự, thế nào là dân chủ giả hiệu, lừa bịp mị dân       
           Nhà sử học lừng danh Arnold Toynbee trong tác phẩm nổi tiếng Nghiên cứu lịch sử (A study of history) đã nhận định:Nếu thiếu những sự thử thách tức là thiếu những yêu cầu cấp thiết bức bách đòi hỏi phải biết vận dụng một cách vượt bực khả năng xoay chuyển tình thế thì không có điều kiện để một cộng đồng người thể hiện được hết sức mạnh và sự sáng tạo của họ. Chính những sự đáp ứng thích hợp trước những sự thử thách, sự vận dụng một  cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế đã đưa tới những thành tựu văn hoá lớn, đã tạo nên bản lĩnh của các dân tộc và có thể nói rằng lịch sử hình thành một nền văn minh lớn không bao giờ diễn ra trên một con đường bằng phẳng với những bước đi bình thản. Lịch sử luôn luôn tiến lên phía trước dù cho có sự lập lại trong hiện tại với những dạng thức nào đó, của những hiện tượng nào đó trong quá khứ thì lịch sử nói chung không bao giờ lập lại.       
          Vấn đề của thời đại chúng ta là phải phục hồi tính khách quan trung thực của sự thực lịch sử. Lịch sử đúng nghĩa không phải là để ca tụng, thần thoại hoá kẻ cầm quyền. Lịch sử cũng không phải để ghi chép những yêu cầu chính trị giai đoạn mà lịch sử phải trung thực khách quan để hậu thế quyền phán xét cuối cùng. Chúng ta không thể chấp nhận những chiêu bài giả nhân giả nghĩa là Khai hoá giải phóng các dân tộc nhược tiểunhưng thực chất là để tuyên truyền biện minh cho chủ nghĩa thực dân, đế quốc, siêu đế quốc Cộng sản để nô dịch văn hoá, xoá bỏ dân tộc, tước đoạt quyền sống căn bản của con người và thân phận con người nô lệ trở lại thời trung cổ. 
      Chính vì thế, chúng ta không thể chấp nhận một loại sử quan chính trị luôn luôn tô hồng chế độ, thần thánh hoá lãnh tụ vĩ đại như một Stalin, một Mao Chủ tịch (2) một Hồ chí Minh như một siêu nhân có những phẩm chất siêu thực như một vị thần thánh. Siêu nhân này cái gì cũng biết, cái gì cũng thấy, lãnh tụ suy nghĩ thay cho mọi người, cái gì cũng làm được và không bao giờ phạm sai lầm. Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Liên xô Ng. Kroutchev báo cáo trước  Đại hội 20 Đảng CS Liên Xô rằng: Đã đến lúc chúng ta phải xem xét lại toàn bộ sách giáo khoa lịch sử xã hội Liên xô, các sách về lịch sử nội chiến và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại thời Stalin với toàn bộ tính khách quan khoa học. Chính vì ý đồ xấu của chính trị, lịch sử đã bị lợi dụng cho mục đích phục vụ cá nhân lãnh đạo, đáp ứng yêu cầu chính trị nên không phản ánh trung thực sự kiện thực tế nên đã đánh mất niềm tin của quần chúng. Lịch sử sẽ chẳng còn là lịch sử nữa khi người ta viết sử theo nghị quyết, theo khuôn mẫu đúc sẵn một chiều như giáo sư Phan Huy Lê đã phát biểu về công tác sử trước Viện Khoa Học Xã Hội của nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Chính sử gia Đào Duy Anh trước khi qua đời đã cay đắng thốt lên một câu đi vào lịch sử là: Người ta biết tôi nhờ lịch sử và kết tội tôi cũng vì lịch sử….     
           Sử học thời đại mới bước sang thiên niên kỷ thứ III phải đạt tới mẫu mực soi rọi ánh sáng của sự thật và phê phán con người, chế độ. Phục hồi khách quan tính, bằng cách sắp xếp cấu trúc lại sự kiện một cách hợp lý để khôi phục tính trung thực của lịch sử trong toàn thể dòng vận động lịch sử. Sử học ngày nay đã phục hồi giá trị chân lý của lịch sử. Sử gia chân chính phải tôn trọng sự thật lịch sử với tính khách quan trung thực cho dù phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Tôn trọng sự thật, phục hồi chân lý khách quan lịch sử của thời quá khứ,  phê phán các sự kiện, các biến cố lịch sử một cách khách quan để vượt lên trên biên kiến hẹp hòi của dân tộc, tôn giáo, ý hệ. Sử gia chân chính phải tìm hiểu cặn kẽ các sự kiện lịch sử của quá khứ, sắp xếp lại theo quá trình biện chứng một cách thống quán xuyên suốt toàn bộ dòng vận động lịch sử của mỗi dân tộc nói riêng và cả nhân loại nói chung.         
       Will Durant với công trình vĩ đại  Lịch sử văn minh nhân loại đã viết:  Viết sử mà có đầu óc hẹp hòi, theo truyền thống cũ bắt đầu bằng sử Hy Lạp, chỉ chép vài hàng về sử Châu Á thì  là thiển cận, thiếu hiểu biết, hậu quả có thể tai hại. Tương lai ở phía Thái Bình Dương và chúng ta phải hướng cặp mắt và trí óc về phía đó. Thật vậy, người ta thường nói: Trung Hoa là thiên đường của các sử gia. Trong mấy ngàn năm đất nước này đã có những viên Thái sử ghi chép tất cả những điều xảy ra và nhiều điều khác nữa. Burton Walson cho rằng không có dân tộc nào ham viết sử và ham đọc sử như dân tộc Trung Hoa. Đời Chu cách đây 3000 năm họ đã đặt ra chức sử quan chép lại những Điển, Mô, Huấn, Cáo của vua tôi thời Nghiêu (2357-2256 TDL), vua Thuấn (2255-2206 TDL), nghĩa là chép lại những sự việc quan trọng hàng ngàn năm trước. Nhờ vậy ngày nay chúng ta hiểu về thời cổ đại hơn là cổ sử La Hy của phương Tây.         
          Lịch sử một dân tộc là quyển Quốc phả truyền lưu từ đời này sang đời khác nhũng sự kiện, những biến cố thăng trầm suy vong của dân tộc nên sử gia, người chép sử giữ một vai trò quan trọng không những ở hiện tại mà còn cả ở tương lai do hậu thế phán xét. Sử gia phải là những người thông kim bác cổ, có kiến thức của một nhà bác học và văn chương như một nhà văn mà còn luận cổ suy kim như một triết gia nữa. Tuy nhiên, hậu thế nhận định các sử gia không chỉ ở tài năng mà quan trọng hơn là đức tính dám viết sự thật, không khuất phục quyền uy bạo lực để bẻ cong ngòi bút của mình. Ngày nay hậu thế cũng không ngớt lời ca tụng bốn anh em Thái sử nước Tề đời chiến quốc đã uy vũ bất năng khuất không sợ bạo chúa, cường quyền hy sinh tính mạng của mình để viết lên sự thật :Thôi Trữ giết vua.  Truyện kể vào thời Chiến Quốc vua Tề gian dâm với nàng Thị Khương là vợ của Tể tướng Thôi Trữ, nên bị Thôi Trữ giết. Quan Thái Sử Bá ghi: Vua Tề gian dâm với Thị Khương nên bị Thôi Trữ giết Vua cướp ngôi. Thôi Trữ bắt Thái Sử Bá sửa lại nhưng Bá vẫn giữ nguyên nên bị chém đầu. Người em thứ hai Thái Sử Trọng lên thay cũng viết y như anh nên bị Thôi Trữ chém, người em thứ ba là Thái Sử Thúc lên thay anh vẫn giữ nguyên sự thật như hai người anh nên cũng bị Thôi Trữ chém chết. Người em thứ tư Thái Sử Quý lên thay chức vẫn hiên ngang chấp nhận cái chết chứ không bẻ cong ngòi bút, viết sai sự thật. Sự ngay thẳng, khí tiết của bốn anh em Thái Sử nước Tề khiến Thôi Trữ hồi tâm tha chết và để cho Thái Sử Quý viết hết sự thật vì sự thật là sự thật, sớm muộn gì cũng bị phanh phui nguyền rủa. Truyện kể bạn của Quý là Nam Sử Thị ở nước láng giềng cũng qua chấp nhận cái chết để nói lên sự thật vì nghĩ thế nào Quý cũng bị giết không còn ai can đảm nói lên sự thật. Điều này chứng tỏ sức mạnh của quần chúng nhân dân: Đại nghĩa thắng hung tàn, dù độc tài bạo ngược đến đâu thì sớm muộn gì cũng sụp đổ tiêu vong.       
            Khổng Tử là sử gia đầu tiên ở Trung Hoa, ông đã có công san định Kinh Thư và soạn bộ Xuân Thu là bộ biên niên ghi chép chuyện nước Lỗ từ Lỗ Ẩn Công đến Lỗ Ai Công ( từ 722 đến 491 TDL). Trong Kinh Xuân Thu chép lại chính sự triều Chu và các nước chư hầu. Giá trị của kinh Xuân Thu ở chỗ: Ngụ bạo biếm, biệt thiện ác tức khen chê việc làm của vua chúa để phân biệt đúng sai, thiện ác. Kinh Xuân Thu là loại kinh điển hàm chứa triết lý chính trị: Chính danh định phận. Vua phải ra vua, tôi phải ra tôi. Mỗi người phải hành xử đúng đắn với danh phận của mình thì danh phận mới đúng đắn. Chính Khổng Tử đã ca ngợi Sở Ngư là sử gia trung thực ngay thẳng. Sau Khổng Tử, bộ Sử ký của Tư Mã Thiên được Lỗ Tấn ca ngợi là: Tuyệt xướng của sử gia  Ly tao không vần(3).  Ban Cố trong bài Tư Mã Thiên truyện tán cũng viết: Văn của ông thẳng suốt, việc của ông ghi chép chắc chắn, không tô điểm cho đẹp, không giấu cái xấu cho nên có thể coi là thực lục nghĩa là chép đúng sự thực. Bộ sử ký viết dưới thời Hán mà Tư Mã Thiên vẫn phê phán ngay cả Hán Cao Tổ với những thói xấu  như ham mê tửu sắc, bài bạc, ghen ghét các công thần. Ngay như Lữ Hậu, vợ Hán Cao Tổ thì ông chép lại hành vi ghen tuông ghê tởm của bà ta đối với một ái phi của Lưu Bang là Thích phu nhân. Khi Cao Tổ chết, Lữ Hậu cho khoét mắt, chặt cụt chân tay rồi nhốt vào cầu tiêu gọi là heo người (nhân trệ) khiến Huệ Đế trông thấy ghê sợ một năm mới hết. 
          Trong lời mở đầu cho tác phẩm Việt Nam Thông sử, nhà bác học Lê Quí Đôn viết:Những đức hạnh tốt và những lời nói hay, những mưu sâu và kế lớn của các bậc vua Thánh, tôi hiền đã có công gây dựng cơ đồ, nếu cứ để lu mờ hoặc bị che lấp, khiến cho không thể nào nổi bật lên, thì nhất định là gian ngoan và tham quan ô lại sẽ nhờ đó mà được giấu mặt, đáng trách lắm thay !. Chính vì vậy Lê Quí Đôn đã nhấn mạnh đến việc tôn trọng sự thật như một tôn chỉ của người chép sử Việc soạn sử phải lấy việc dùng người làm trọng. Người có văn học nhưng không biết cách chép sử thì không thể cho dự vào sử quán. Người có văn học biết cách chép sử nhưng bụng dạ bất chính cũng không được dự . Vấn đề cốt lõi là lương tâm của người chép sử. Người viết sử phải tôn trọng sự thật, chân lý khách quan của lịch sử, đồng thời phải nắm vững phương pháp sử học, tuân thủ trình tự là trước hết phải biết chọn lựa rồi căn cứ vào nguồn sử liệu trung thực để từ cơ sở đó khôi phục lại sự kiện lịch sử, giải thích và đánh giá những sự kiện lịch sử một cách hết sức khách quan trung thực. Người viết sử phải nghiên cứu mỗi sự kiện lịch sử trong tiến trình xuyên suốt toàn bộ lịch sử một dân tộc. Mỗi sự kiện và toàn bộ dòng vận động lịch sử thường chịu ảnh hưởng của những điều kiện chủ quan và khách quan tác động theo nguyên lý tương tác nhân quả để tạo thành những biến chuyển lịch sử.       
        Bên cạnh nền văn minh Trung Hoa là nền văn minh Lưỡng Hà của Phương Đông, Bộ thế giới sử của Abl-Er Rahmanibn Khaldoun người Ả Rập tiêu biểu cho nền văn minh Lưỡng Hà. Tác phẩm đồ sộ nổi tiếng này phải mất 50 năm mới hoàn thành với giá trị độc đáo đến nổi sử gia nổi tiếng Toynbee phải lên tiếng ca ngợi là  tác phẩm lớn nhất trong loại đó ở bất kỳ thời đại nào và trong bất cứ dân tộc nào.         
     Trên đây chúng ta vừa phân tách sử quan phương Tây và quan niệm sử của phương Đông cũng như nhận xét về nhân cách của sử gia qua các thời đại để có một nhận thức đúng đắn về lịch sự hiện đại. 
      Sử quan thời hiện đại với tinh thần duy lý của triết học phương Tây đã dẫn đến hai quan niệm sử đối kháng: Duy tâm và Duy vật. Sử quan của hai hệ thống ý thức, hai hệ tư tưởng đấu tranh quyết liệt đưa nhân loại vào thế đối đầu một thời tưởng như không lối thoát có thể tiêu diệt cả nhân loại. Trong quá khứ, nhân loại cũng đã khốn khổ chứng kiến cuộc chiến tranh tôn giáo kéo dài hàng thế kỷ, giết chết biết bao sinh mạng con người một cách phi lý. Thế rồi, nhân loại cũng đã vượt thoát thời kỳ tối tăm xuẩn động đó để tìm ra một triết lý làm phong phú cho đời sống tâm linh sâu thẳm của con người. Đến nay, cái gọi làthời chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường đứng đầu hai hệ thống ý thức xem như đã chấm dứt với sự sụp đổ của Liên Xô và sự xét lại tự điều chỉnh của chủ nghĩa Tư bản. Từ một thế giới đối đầu, lưỡng cực về chính trị và quân sự chuyển sang một thế giới đa cực, đa nguyên về tư tưởng và chính trị, thể hiện tính tất yếu tự do tư tưởng của con người trước thiên niên kỷ thứ III. Thế nhưng, nhân loại lại quay trở lại quan niệm cực đoan về dân tộc và tôn giáo, người ta dễ bị kích động để sẵn sàng hi sinh mạng sống để vừa là anh hùng dân tộc vừa là Thánh tử đạo. Quan niệm cực đoan này dẫn đến những cuộc chiến tranh  mang màu sắc chủng tộc và tôn giáo đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại.          
     Sử quan phương Đông mà một số học giả phương Tây thường gọi là của Trung Hoa được đánh giá cao. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ và nhất là sống trong cái gọi là nền thái bình Trung Hoa chúng ta mới thấy được thực chất Đại Hán bành trướng của đế chế phong kiến Trung Quốc. Thật vậy, bắt đầu từ Khổng Tử, người được xem là Triết gia và sử gia đầu tiên của Trung Quốc cũng để lộ ra cái Gene Đại Hán khi đề cao tôn chỉTôn Chu nhượng Di  Dĩ Hạ biến Di để Đại nhất thống thiên hạ  nghĩa là đánh dẹp Di địch, tôn phù nhà Chu, lấy cái văn minh Hoa Hạ để cải biến man di thành Hán để Hán tộc thống trị các nước. Đó chính là chủ trương Hán hoá, một hình thái thực dân nô dịch văn hoá các dân tộc ở Trung Nguyên để đồng hoá họ thành người Hán ngay từ thời cổ đại. Điều này đã được chính các bậc thức giả Trung Quốc nhìn nhận trong bộ Đại cương lịch sử văn hoá Trung Quốc(4) như sau Nguyên uỷ của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán khởi từ thời cổ đại mà đến ngày nay, các sử gia học giả Trung Quốc vẫn coi bộ Xuân Thu của Khổng Tử như kinh điển truyền thống của họ. Tôn chỉ mà Khổng Tử khi viết bộ Xuân Thu là Tôn Chu nhượng Di, Đó là tư tưởng đại nhất thống bằng mọi cách chinh phục các dân tộc khác qui về một mối, bên trong là dân tộc Hoa Hạ (tức Đại Hán) bên ngoài là Di địch(5). Điều này cũng dễ hiểu vì Khổng Tử là hậu duệ của Thành Thang vua triều Thương-Ân là triều đại đã diệt nhà Hạ và chủ trương xâm chiếm tiêu diệt Việt tộc.        
           Sử sách Trung Quốc ngày nay vẫn tự hào về dòng dõi gọi là Hán tộc của họ.Tầm nguyên từ Hán(6) có nghĩa là to lớn, chữ này ghép theo bộ Thủy ý nói những người xới đất trồng tỉa sinh sống ở ven sông nhưng sở dĩ gọi là Hán vì triều đại Hán là triều đại rực rỡ nhất của Hán tộc. Lịch sử Trung Quốc chỉ khởi đầu từ triều Thương nhưng Thương chỉ là một tộc người(7) du mục ở Tây Bắc sau tiến công xuống lưu vực Hoàng Hà diệt nhà Hạ, chiếm cứ địa bàn gồm phía Đông tỉnh Sơn Tây, phía Tây tỉnh Sơn Đông, phía Nam tỉnh Hà Bắc và phía Bắc tỉnh Hà Nam. Cổ sử chép thời đó có tới cả ngàn chư hầu nhưng trên thực tế là những bộ lạc gần kinh đô mới chịu sự thống trị của triều Thương mà thôi. Đến đời Tần, sau khi đánh thắng các nước trở thành bá chủ Trung Nguyên, Tần Thủy Hoàng tổ chức guồng máy thống trị, thống nhất văn tự, diệt Nho đốt sách, thống nhất đơn vị đo lường (8),xây Vạn Lý Trường Thành chống Hung nô phương Bắc, sai Đồ Thư đem 10 vạn quân đánh Bách Việt ở phương Nam. 
      Năm 221 TDI, Tần mới hoàn toàn làm chủ Trung nguyên. Chỉ trong thời gian ngắn chưa tới 15 năm mà Tần Thuỷ Hoàng đã thành lập một đế quốc lớn vào bậc nhất thế giới nên các sử gia phương Tây ca tụng là vĩ nhân kim cổ. Người phương Tây biết đến Tần nhờ các thương nhân chở lụa, hương liệu nên gọi Trung Quốc là Tần (Cin) phiên âm là CINA bắt đầu từ đó(9). Sau Tần đến Hán là triều đại mà lãnh thổ của đế chế Đại Hán rộng lớn nhất vì thế ngay cả Tư Mã Thiên, người được coi là sử gia nổi tiếng đã dám phê phán Lưu Bang tức Hán Cao Tổ và vợ là Lữ Hậu nhưng vì muốn nhận Hoàng Đế và triều Hạ là lịch sử mở đầu của Trung Quốc nên đã bao biện giải thích là vua Thuấn bị gọi là Đông Di vì thói quen chứ thực ra vua Thuấn là người Hán. Lý luận này không thể chấp nhận được vì không thể do thói quen mà gọi vua của mình là người nước khác được nhất là Đông Di dưới con mắt Đại Hán, lại là man di thì chắc chắn phải tru di tam tộc. Tư Mã Thiên mới chỉ can ngăn vua hỏi tội Lý Lăng mà đã bị cung hình ( cắt bỏ bộ phận sinh dục) vì tội xem thường vua chứ đừng nói tới tội nhạo báng dám gọi vua là man di mọi rợ. Chính vì tư tưởng chủ quan Đại Nhất Thống của Đại Hán nên Tư Mã Thiên, một sử gia nổi tiếng không những của Trung Quốc  mà còn của cả nhân loại nữa cũng đã đánh mất tính ngay thẳng trung trực của một sử gia.        
           Trong khi hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có một thời gian dài thanh bình nên hình thành những tác phẩm văn học lịch sử bất hủ, xây dựng được những công trình kiến trúc nguy nga độc đáo, thì lịch sử của dân tộc Việt là lịch sử của cuộc trường kỳ kháng chiến chống ngoại xâm ngay từ những ngày đầu dựng nước. Nếu mỗi dân tộc đều có một định mệnh riêng thì không có một dân tộc nào trên thế giới lại có nhiều thăng trầm dâu bể như dân tộc Việt Nam. Lịch sử Việt tộc đầy rẫy những thương đau mất mát, chia lìa đứt đoạn suốt cả ngàn năm mất nước chịu sự nô lệ của giặc Tàu, một trăm năm đô hộ của giặc Tây và mấy chục năm đấu tranh giành độc lập dân tộc trong thời kỳ chiến tranh lạnh đối đầu giữa hai hệ thống ý thức chủ nghĩa ngoại lai tưởng rằng dân tộc tiêu vong, nhưng rồi Việt tộc cũng  vượt qua tất cả để tồn tại mãi tới ngày nay        
       Ngay từ thời lập quốc, đế chế phong kiến Đại Hán phương Bắc đã ra sức tiêu diệt Việt tộc, triệt tiêu văn hoá, xoá bỏ văn tự đến nỗi ngày nay chúng ta không còn dấu vết nào để tìm về cội nguồn dân tộc. Bộ Đại Việt Sử Lược của một tác giả khuyết danh vào thế kỷ XIV ( khoảng từ 1377-1388) được coi là bộ sử xưa nhất của nước ta thì bản duy nhất còn sót lại trong Tứ Khố toàn thư đã bị Tiền Hy Tộ sử quan triều Thanh sửa chữa, hiệu đính cho phù hợp với chủ trương Đại Hán cố hữu của họ. Tiền Hy Tộ đã đổi tên bộ sách từ Đại Việt Sử Lược thành Việt Sử Lược, cũng như nội dung đã bị xuyên tạc bóp méo một cách trắng trợn, lộ liễu. Niên đại thành lập quốc gia Văn Lang được kéo lùi lại để tạo một nghi vấn về sự đứt đoạn không liên tục từ nhà nước Việt Thường và Xích Qui sơ khai đến quốc gia Văn Lang hoàn toàn trái ngược với truyền thuyết, kể cả một số thư tịch cổ Trung Quốc, hòng xoá nhoà dấu vết cội nguồn Việt tộc(10). Mãi đến đời Trần Thánh Tôn (1258-1278) Lê Văn Hưu mới biên soạn bộ Đại Sử Việt gồm 30 quyển chép từ đời Triệu Võ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Vua Trần cũng sai văn thần chép công trạng của các tướng sĩ đã góp công tạo nên kỳ tích oai hùng hiển hách ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông trong quyển Trung Hưng thực lục. Sau đó, Hồ Tông Thốc cuối đời Trần soạn bộ Việt Sử Thế Chí và Việt Sử Cương Mục. Tất cả những bộ sách sử này đã bị quân Mông tịch thu đem về Kim Lăng tiêu huỷ . 
          Đến đời nhà Lê, Ngô Sĩ Liên soạn bộ sử nổi tiếng Đại Việt Sử Ký toàn thư. Nhận định về bộ Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu (12) và Phan Phu Tiên tục biên, sử gia Ngô Sỹ Liên đã ca tụng Lê văn Hưu là tay bút lớn đời Trần. Phu Tiên là bậc lão thành Triều Thánh đều vâng chiếu chép về sử của nước mình (13). theo Ngô Sĩ Liên viết về Hồ Tông Thốc tác giả Việt Sử Cương Mục là chép việc thận trọng mà có phép, bình việc thiết đáng mà không thừa, có lẽ cũng đã khá thế nhưng, sau cơn binh lửa sách ấy thất truyền. Vào thời này nhiều tác phẩm sử học giá trị được biên soạn như Đại Việt thông giám tổng luận cuả Lê Tung, Việt Sử toàn thư của Phạm Công Trứ, Quốc sử thực lục của Nguyễn Quý Đức, Đại Việt Thông Sử của nhà bác học Lê Quý Đôn. Thời  Nguyễn, bộ  Sử Học Bị Khảo của Đặng Xuân Bảng, bộ Khâm định Việt Sử Cương mục Thông giám Thực lục, Đại Nam lịêt truyện của Quốc sử quán và bộ Lịch Triều hiến chương của Phan Huy Chú.        
        Thế nhưng các sử gia ta hầu hết chép từ thư tịch cổ Trung Quốc trong đó các bộ: sử ký và Tiền Hán Thư, Hậu Hán Thư được coi là quan niệm sử chính thống của Hán tộc. Những bộ sử này hiển nhiên là thiếu khách quan trung thực, chưa nói đến việc họ xuyên tạc bóp méo sự kiện lịch sử cho phù hợp với ý đồ bành trướng Đại Hán của họ. Bên cạnh Sử ký và Tiền Hán Thư còn có một số sách sử khác không liệt vào quan điểm chính thống của Hán tộc nhưng lại cung cấp cho chúng ta một số dữ kiện lịch sử có giá trị. Đó là các bộ Giao Châu Ngoại Vực Ký( 10),Quảng Châu Ký(11). Nam Vịêt Chí(12), Nhật Nam Truyện (13), Thuỷ Kinh Chú(14), Lộ sử tức sử Lạc Việt của La Tất đời Tống .. Với các nguồn sử sách này, lần đầu lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta được xuất hiện cũng như một số sử liệu về thời Hùng Vương trong khi Sử ký và Tiền Hán thư không đề cập tới một cách chủ ý.           
          Chính vì thế khi tìm hiểu về nguồn cội dân tộc, chúng ta đứng trước một mớ sử liệu mập mờ, bí hiểm và đôi khi trái ngược nhau. Đó chính là ý đồ thâm độc của Hán tộc nhằm xoá bỏ vết tích nguồn cội dân tộc sau khi đã diệt nho đốt sách, triệt tiêu văn tự cổ của dân tộc ta. Tính trung thực của sách sử Trung Quốc cũng đã được đặt ra bởi chính các sử gia Trung Quốc thì làm sao chúng ta có thể tin được một Sử ký, một Tiền Hán thư và Hậu Hán Thư. Thật vậy, Mạnh Tử đọc Thiên Vũ Thành trong Chu thư là bộ Sử chính thống của triều Chu chỉ thấy vài câu là đáng tin cậy, còn toàn là hư cấu nguỵ tạo. Vì vậy, Mạnh Tử đã cảnh giác môn sinh đừng quá tin vào kinh điển. Mạnh Tử nói:Tận Tín thư bất như vô thư vì nếu nhắm mắt tin vào sách vở thì chẳng thà không có sách còn hơn. Cách đây gần 1600 năm Bùi Tùng Chi (372-451) khi chú thích Ngụy Chí đã viết :Thần, Tùng Chi cho rằng sử ghi việc phần lớn đã bị nhuận sắc, nên điều thật chép trước có chỗ chẳng thực. Các tác giả sau sinh ý cải sửa, nên thất thiệt càng xa. Tôn Thạch viết sách, phần lớn dùng họ Tả đổi lấy văn xưa, như vậy chẳng phải một lần. Than ôi! Học giả về sau lấy gì làm tin ư?. Gần đây hơn là Đổng Phân khi viết bạt cho Thế Thuyết Tân ngữ cũng nhận xét: Người sử thần viết sách, đem ý đồ lén đổi, phần lớn chẳng phải lời xưa!. 
        Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tìm về nguồn cội dân tộc, các sĩ phu Việt Nam yêu nước như Trần Thế Pháp, Lý Tế Xuyên đã ghi chép biên soạn lại những truyền khẩu dân gian về truyền kỳ lịch sử nên lần đầu tiên những truyền thuyết huyền thoại dưới dạng cổ tích được sưu tập lại chép thành văn bản. Năm 1329, Lý Tế Xuyên viết Việt Điện U Linh  dựa trên sách sử xưa mà nay không còn nữa: Giao Chỉ Ký, Bác cực truyện, Giao Châu Ký của Triệu Công và Tăng Cổn thế kỷ IX, là người Trung Quốc đã từng sang Việt Nam biên soạn và Ngoại sử ký của Đỗ Thiện đời Lý(thế kỷXII) soạn dựa trên những mẩu truyện linh thiêng của dân gian ở nước ta từ thời U-Việt ở Cối Kê tỉnh Triết Giang thuộc Trung Nguyên.        
       Trần Thế Pháp hiệu là Thức Chi mở đầu:Lĩnh Nam Trích Quái liệt truyện đã viết Lịch sử Việt Nam kể từ thời xa xưa đến giờ đã bị thất truyền quá nhiều nên sưu tập những truyện nào còn sót lại để truyền miệng trong dân gian nhằm bảo lưu nguồn gốc giống dòng, vì tuy là truyện dân gian truyền khẩu nhưng phải chăng chính là sử trong truyện xưa tích cũ vậy”. Trong bộ sử nổi tiếng Đại Việt Sử Ký toàn thư, sử gia Ngô Sĩ Liên cùng với các sử thần triều Lê mới chính thức đưa truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc vào chính sử. Sử gia Ngô Sĩ Liên đã dành riêng một kỷ đặt tên là KỶ HỒNG BÀNG. Bắt đầu từ thời Kinh Dương Vương lên ngôi năm 2879 TDL truyền thừa 18 đời Hùng Vương đến Hùng Duệ Vương là vị vua cuối cùng coi như chấm dứt thời đại Hùng Vương vào năm 258 TDL. Tính ra tổng cộng 18 đời Hùng Vương kéo dài 2622 năm. Tuy lần đầu tiên Ngô Sĩ Liên đưa Kỷ Hồng Bàng vào chính sử, phần ngoại kỷ nhưng Ngô Sĩ Liên cũng xác định là Những việc chép trong ngoại kỷ đều gốc ở dã sử, việc nào quái lạ quá thì bớt không chép . Chính vì thế, một số sử gia cho rằng truyền thuyết trăm trứng Rồng Tiên và thậm chí cả thời đại Hùng Vương chỉ là thần thoại hoang đường huyền hoặc, một cái nhìn sai lầm thiển cận hết sức đáng tiếc. 
      Trong suốt dòng sử Việt, tất cả các vua chúa Việt Nam đều không những tin tưởng mà còn tự hào với truyền thuyết con Rồng cháu Tiên của Việt Tộc, duy chỉ có Tự Đức tự cho mình là có học, có cái nhìn khác người nên Tự Đức đã phê trong Khâm Định Việt Sử thông giám cương mục như sau:Kinh thi nói. Đấy trăm con đó ấy là để ca ngợi chuyện có nhiều con trai. Khảo e sự thật đó thì cũng chưa đến như vậy. Huống nữa là truyện trăm trứng sao? Nếu quả nhiên là sinh ra từ trăm trứng, thì lấy gì mà phân biệt với cầm thú để còn có thể làm người ư? Tuy một trứng chim đen, đạp lấy dấu chân người khổng lồ, những chuyện ấy cũng chưa quái đản như chuyện đây. Nó cùng với chuyện thân rắn đầu người, thân người đầu trâu cũng một loại hoang đường không thể khảo sát được!        
      Chúng ta không ngạc nhiên gì về những nhận định phiến diện của Tự Đức một ông vua có đầu óc hẹp hòi thiển cận. Với Tự Đức, chúng ta có thể hiểu và thông cảm phần nào nhưng một số người gọi là sử gia thì không thể chấp nhận được.Các sử thần thời Tự Đức cũng viết về thời đại Hùng Vương trong Khâm Định Việt sử Thông giám cương mục như sau:Họ Hồng Bàng làm vua cả thảy là hai ngàn sáu trăm hai mươi hai năm (2879-258 TCN) không biết lấy bằng cứ ở đâu ?. Sau đó Trần Trọng Kim cũng nhận địnhĐấy cũng là điều nói phỏng chứ không có lấy gì làm đích xác được …. Đây cũng là điều dễ hiểu vì phần lớn trong số họ chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán Nho. Tuy nhiên gần đây, một số người chịu ảnh hưởng của Tây học nên quá lệ thuộc vào sách sử, học vị cùng với đầu óc duy lý đã dẫn tới những nhận định phiến diện sai lầm như trường hợp Linh mục Nguyễn Phương trong quyển Việt Nam thời khai sinh. Họ lần mò trong những thư tịch cổ mà họ gọi là chính sử Trung quốc thì làm sao có thể tìm thấy những sử liệu minh văn một khi kẻ thù Đại Hán quỉ quyệt đã xuyên tạc, bóp méo thậm chí sửa đổi sự thật lịch sử cho phù hợp với ý đồ thâm độc của chúng? Đã không có một cái nhìn tổng thể xuyên suốt toàn bộ tiến trình lịch sử của dân tộc, lại bị ràng buộc bởi những giáo điều kinh điển ngoại lai nên không dám đặt vấn đề nguồn cội dân tộc, mà lại còn phủ nhận giá trị truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc để kéo lùi niên đại thành lập quốc gia Văn Lang cho phù hợp với sử quan Đại Hán, với quan hệ hữu nghị hợp tác Trung-Việt một thời. 
        Chính nguồn sử liệu mù mờ, huyền hoặc đôi khi mâu thuẫn của các sử gia Đại Hán cùng với tinh thần vọng ngoại, nô dịch của một số hủ nho cũng như một số sử gia mất gốc ngày nay nhân danh khoa học lịch sử hiên đại lại xem sự nô dịch của phong kiến thực dân, đế quốc, siêu đế quốc  là khai sáng, là khai hoá giải phóng rồi nghi ngờ phủ nhận truyền thuyết khởi nguyên dân tộc khiến cho lớp mây mù huyền thoại ngày càng dầy đặc phủ kín hiện thực sống động của lịch sử Việt tộc.         
        Tìm về nguồn cội dân tộc chúng ta không thể căn cứ hoàn toàn vào cái gọi là Chính sử Trung Quốc mà trái lại, phải tìm kiếm sử liệu ở những sách vở mà Tàu gọi là Ngoại thư. Thực tế đây là những sử liệu mang tính trung thực nhất do những người tuy gọi là Tàu nhưng gốc Việt cổ vẫn còn tấm lòng đối với dòng giống Việt cổ nên đã thu thập sử liệu để truyền lưu cho đời sau về nguồn cội dân tộc. 
        Thật vậy, nếu không có An Nam Chí của Cao Hùng Trưng thì làm sao chúng ta biết được đất Giao Chỉ khi chưa có quận huyện ( nghĩa là chưa bị Hán đô hộ), có ruộng Lạc do nước triều lên xuống. Khẩn ruộng ấy là những Lạc dân, cai trị dân ấy là Lạc Vương. Giúp việc Lạc vương là Lạc tướng, đều có ấn đồng thao xanh, gọi là nước VĂN-LANG, không có Lộ sử của La Tất đời Tống thì làm sao chúng ta biết rõ sử của Lạc Việt. Cũng như không có một Nam Việt Chí  của Thẩm Hoài Viễn thì chúng ta cũng không biết gì về thời đại Hùng Vương trong khi chính sử Hán tộc như Sử Ký, Tiền Hán thư, Hậu Hán thư đều không đề cập đến một cách có chủ đích. Đó là chủ trương nhất quán của Đại Hán bành trướng suốt dòng lịch sử khởi từ triều Thương cho tới mãi ngày nay. Vì thế, trong những lần xâm lăng nước ta, Hán triều đều ra lệnh cho đội quân xâm lược triệt tiêu văn tự, đốt bỏ sách vở, đập phá các văn bia đình chùa, đền đài miếu mạo. Chúng ra lệnh thiêu huỷ tại chỗ không cần mang về vì sợ bị lấy lại hoặc thất lạc. Triều đình Trung Quốc ra lệnh cấm quan chức các địa hạt nơi có sứ đoàn ta đi qua không được nhận quà sợ bị mua chuộc, mặt khác họ lại cấm các nhân viên sứ đoàn không được phép mua khí giới hoặc thuốc súng và nhất là sách sử. Sự thật lịch sử không chối cãi được này đã chứng tỏ Hán tộc luôn chủ trương một mặt triệt tiêu văn tự, đốt bỏ sách sử của ta, mặt khác chúng lại bưng bít các nguồn sử liệu để để cội nguồn dân tộc chìm vào quên lãng. 
      Vì vậy, bên cạnh các nguồn thư tịch cổ chúng ta phải tìm hiểu về huyền sử dân tộc qua các huyền thoại, truyền thuyết dân gian. Nhờ vậy, chúng ta mới hiểu được người xưa đã gửi gấm những ý nghĩa trung thực về một thời kỳ lịch sử được che giấu dưới lớp vỏ hư cấu huyền hoặc của truyền thuyết cho chúng ta. Đó chính là thần trí Việt, bức thông điệp ngàn xưa của tiền nhân đòi hỏi chúng ta phải giải mã vì truyền thuyết hàm chứa những ý nghĩa lịch sử trung thực nhất. Huyền thoại Rồng Tiên của Việt tộc với những nhân vật thần thoại từ Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông rồi Bố Rồng, Mẹ Tiên là những hình tượng nguyên sơ mang tính tâm linh chính là sản phẩm đúc kết biết bao suy tư của thời đại tạo dựng độc sáng chờ thế hệ sau diễn đạt bằng ngôn từ minh nhiên lý luận như triết gia Jung đã nhận định.            
              Ngày nay, Sử học tuy vẫn dạy ở Văn khoa nhưng được xem là khoa học nhân văn nên không thể thuần tuý dựa trên các nguồn sử liệu mà phải được bổ sung bởi khoa Dân tộc học và Ngôn ngữ học. Lịch sử nếu chỉ dựa trên các nguồn sử liệu minh văn chưa đủ, phải được kiểm chứng bởi khảo cổ học với các di chỉ là bằng cớ sống động sẽ phục hồi sự thật lịch sư ûcho dù nó được ngụy tạo, bị xuyên tạc bóp méo hàng ngàn năm. Chủng tộc học với chỉ số đo sọ và dung lượng sọ, tính cách sọ sẽ xác định chủng tộc trên cơ sở khoa học hết sức chính xác. Khoa Khảo tiền sử sẽ đối chiếu chỉ số sọ các chủng tộc, xác định địa bàn cư trú, con đường thiên di của mỗi tộc người dựa trên tầng lớp của sọ được tìm thấy theo thứ tự thời gian. Cuối cùng, kết quả của Chủng tộc học, Khảo cổ học và Khảo Tiền sử còn được bổ sung bởi phương pháp đối chiếu ngôn ngữ của các dân tộc vùng Đông Nam Á cùng với kết quả phân tích hệ thống cấu trúc Gène di truyền của phân tử DNA, tất cả sẽ cho chúng ta một nhận định đúng đắn về các dân tộc đồng văn, đồng chủng này. 
       Nghiên cứu tìm hiểu về nguồn gốc dân tộc Việt chúng ta cũng không thể không xét qua lịch sử Trung Nguyên thời cổ đại, địa bàn định cư đầu tiên của Việt tộc nhưng cuối cùng, Hán tộc đã xâm lăng và làm chủ Trung Nguyên. Chúng ta cũng sẽ hiểu rõ hơn về ngọn nguồn của cái gọi là nền văn minh Trung Hoa cũng như công cuộc đấu tranh kiên cường đề kháng của Việt tộc trước kẻ thù phương Bắc. Tất cả sẽ góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc của Việt tộc.       
           LỊCH SỬ VIỆT là lịch sử của trường kỳ kháng chiến, chiến đấu và chiến thắng để tồn tại mãi tới ngày nay. Dân tộc Việt đã đánh thắng biết bao kẻ thù hung hãn quiû quyệt bất cứ từ đâu đến, dù chúng núp dưới bất kỳ chiêu bài hoa mỹ nào. Lịch sử Việt cũng chứng minh rằng tất cả những gì xa lạ với dân tộc đều phải khuất phục trước sức sống Việt Nam, trước truyền thống anh hùng của một dân tộc có gần năm ngàn năm văn hiến. Vị trí địa lý của đất nước đặt dân tộc Việt vào thế sống còn, luôn luôn phải đối đầu với kẻ thù truyền kiếp đất rộng người đông. Với tư tưởng chủ đạo độc tôn Đại Hán, họ tự cho mình là trung tâm của thế giới nên đặt tên là Trung Quốc, tự cho là dân tộc văn minh Hoa Hạ còn tất cả các nước đều là man di mọi rợ nên chủ trương nhất quán của Hán tộc là Đại nhất thống thiên hạ  Dĩ Hạ biến Di nghĩa là lấy cái gọi là văn minh Hoa Hạ để cải biến Di địch.Thế nên, lịch sử Trung Quốc là lịch sử của những cuộc chiến tranh xâm lược bành trướng thôn tính và đồng hoá các dân tộc khác. Ngày nay các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc đều thống nhất quan điểm cho rằng Hán tộc không phải là tộc người có mặt ở Trung Nguyên đầu tiên nhưng là tộc người chiếm lĩnh Trung Nguyên cho đến ngày nay.        
        Tương truyền thuở khai thiên lập địa có ông Bàn Cổ, về sau là thời Tam Hoàng, Ngũ Đế. Thời Tam Hoàng còn ăn lông ở lỗ, họ Hữu Sào(15) mới chỉ cho dân cách làm nhà sàn để che mưa nắng. Toại Nhân phát minh ra lửa để nấu chín thức ăn, Phục Hi dạy dân săn bắn, đánh lưới cá để làm kế sinh nhai. Đế Thần Nông dạy dân làm ruộng lập chợ bán buôn, tìm thuốc trị bệnh cho dân. Đế Viêm Thần Nông, thủ lĩnh của liên minh các bộ lạc lãnh đạo cuộc thiên cư đầu tiên cách đây hơn sáu ngàn năm xuống Trung Nguyên. Khoảng một ngàn năm sau, cũng một nhánh Thần Nông định cư ở Hoa Bắc mà truyền thuyết kể là Đế Minh cháu ba đời của Đế Thần Nông truyền ngôi cho Đế Nghi năm 2879 TDL. Đế Nghi truyền ngôi cho Đế Lai, Đế Lai truyền ngôi cho Đế Du Võng thì xảy ra chiến tranh giành quyền lãnh đạo giữa các thủ lĩnh. Khi dòng Thần Nông phương Bắc tràn xuống Trung Nguyên, Xuy Vưu (Li Vưu) là chúa tể của Cửu Lê(16)  được tôn là thần chiến tranh đem quân đánh Đế Du Võng. Thủ lĩnh bộ lạc Hữu Hùng thị (họ Hữu Hùng) lãnh đạo các bộ lạc khác đem quân đánh và giết chết Xuy Vưu ở Trác Lộc, đuổi Du Võng về Lạc Ấp và chết ở đó. Các bộ lạc tôn thủ lĩnh Hữu Hùng thị lên ngôi cộng chủ và gọi là Hoàng Đế (17). 
        Sử Trung Quốc chép rằng Hoàng Đế bình định các nơi, mở mang bờ cõi, đặt ra y phục, xây dựng nhà cửa, cung thất, chế đồ dùng bằng đồng để thay đồ đá, xe cộ, ghe thuyền. Nguyên phi là Luỹ Tổ phát minh ra nghề nuôi tằm và chế ra thứ xe để kéo kén ra tơ, nhà thiên văn Duy Thành phát minh ra máy Cái thiên để quan sát hiện tượng. Thương Hiệt chế ra văn tự tượng hình để thay cho lối chữ thắt nút thời Viêm Đế. Hoàng Đế truyền ngôi cho con là Thiếu Hạo rồi Xuyên Húc, Đế Cốc, Đế Chí. Sách xưa gọi Hoàng Đế,Thiếu Hạo, Xuyên Húc, Đế Cốc, Đế Chí là Ngũ đế còn Tam Hoàng là Toại Nhân, Phục Hi, Thần Nông.(18). Cổ sử chép Đế Chí vi nhược(19) Chư hầu tôn ông Nghiêu, con Đế Cốc lên thay. Đế Nghiêu lên ngôi lấy quốc hiệu là Đường, đóng đô ở Bình Dương thuộc đạo Hà Đông tỉnh Sơn Tây. Đế Nghiêu họ Đào Đường chăm lo việc chính trị, cai trị nhân đức. Sai ông Hi và Hoà làm lịch để dân biết thời vụ mà làm nông. Lịch thời đó gồm có 360 ngày, có tháng nhuần. Trăm họ cày ruộng mà ăn, đào giếng mà uống, an hưởng thái bình. Đế Nghiêu được Ông Thuấn giúp việc tuần thú và giao tiếp chư hầu. Con vua Nghiêu là Đan Châu kém cỏi bất tài nên Đế Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn là người hiếu thảo và có tài. Vì thế mà Đào Đường thị Đế Nghiêu được hậu thế ca tụng là tài đức song toàn, truyền ngôi cho người hiền mà không truyền cho con (20).           
          Tương truyền họ Đào Đường làm vua từ 2356 đến 2255TDL thì truyền ngôi cho ông Thuấn là người có đức có tài. Thuấn lên ngôi đóng đô ở Bồ Bản thuộc đạo Hà Đông tỉnh Sơn Tây, đổi quốc hiệu là NGU. Đế Thuấn sai ông Vũ đi trị lụt, đặt ra lệ tuần thú, lập nhà học Thượng tường và Hạ tường. Đế Thuấn theo Mạnh Tử là người Đông Di tức Lạc bộ Trĩ của Việt tộc. Đế Thuấn được nhiều hiền tài ra giúp như ông Tiết, Cao Dao, ông Ích, ông Tắc Đế Thuấn ở ngôi được 18 năm con là Thương Quân không theo nổi nghiệp cha nên Đế Thuấn truyền ngôi cho người hiền là ông Vũ. Vua Vũ là cháu huyền tôn vua Hoàng Đế, con của ông Cổn từng làm quan triều Nghiêu Thuấn(21) Đời vua Nghiêu có lụt lớn, vua sai ông Cổn trị thủy. Cổn cho đắp đê nhưng nước lại dâng lên cao. Thuấn lên ngôi cử ông Vũ thay cha đi trị thủy, Vũ dùng cách sơ đạo, khai thông sông ngòi cho nước thuận dòng chảy ra biển, nước rút suốt 13 năm trời mới hết. Khi lên ngôi, Vũ dời đô về An Ấp thuộc đạo Hà Đông tỉnh Sơn Tây và đổi tên nước là Hạ(22). Vua Vũ chia nước làm chín châu là châu Kỳ, châu Duyên, châu Dự, châu Thanh, châu Từ, châu Dương, châu Kinh, châu Lương và châu Ung rồi định lệ cống, thuế cho các châu. Vua thường hội các chư hầu ở núi Đồ Sơn. Vua Vũ  đặt ra Cửu Trù để định rõ các mối luân thường và chính trị. Lúc dân bị nạn lụt, vua Vũ muốn truyền ngôi cho người hiền là ông Ích nhưng thái tử Khải là người hiền nên khi vua băng, các chư hầu tôn thái tử lên thay tức là Đế Khải(23). Ngôi vua từ chế độ truyền hiền bất truyền tử thời thịnh trị Đường Ngu chuyển sang chế độ quân chủ thế tập kể từ đó. Đến đời vua Kiệt say mê Muội Hỷ, đắm chìm trong tửu sắc không ngó ngàng gì đến thế sự, xây cung điện, giết gián thần Long Bàn nên bị vua nước Thương là Thành Thang hợp với chư hầu đem quân vào đánh tiêu diệt nhà Hạ. Tính ra nhà Hạ gồm tất cả 18 đời vua trị vì hơn 432 năm.    
     Theo Từ Hải và các bộ sử cũ thì triều Thương bắt đầu từ khoảng 1766 TDL và chấm dứt năm 1122 TDL. Kinh đô đầu tiên ở đất Bạc, sau đến đời Bàn Canh phải dời về đồi Ân (Aân khư) nên đổi tên Thương là Ân. Chính thời kỳ này giặc Ân vượt Hoàng Hà xâm chiếm Xích Qui cổ sơ của ta ở Trung Nguyên nhưng thất bại còn ghi dấu trong truyền thuyết Phù Đổng Thiên vương(24). Theo cổ sư ûTQ thì đời Thương còn khoảng 3000 chư hầu (25) cương vực là cả một khu vực rộng lớn ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang. Trên thực tế, khu vực vương triều Thương trực tiếp cai trị chỉ là mảnh đất hẹp ở gần kinh đô bằng khoảng hai tỉnh ngày nay gồm phía Nam tỉnh Hà Bắc, phía Đông tỉnh Hà Nam, phía Bắc tỉnh Sơn Tây và phía Tây tỉnh Sơn Đông. Tên Trung Quốc có từ thời Thương vì theo quan niệm của Hán tộc thì Thương là quốc thổ nằm giữa các vùng đất ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc nên gọi là Trung Quốc (26). Các sách cổ như Thượng Thư,  Kinh Thi đều gọi vương quốc Thương là Trung Quốc. Trong  Kinh Thi có câu: Huệ thử Trung Quốc, dĩ tuy tứ phương nghĩa là lấy ân huệ Trung Quốc để yên định bốn phương. Cuối đời Ân, Trụ là người dũng mãnh có tài nhưng say mê Đắt Kỷ, dâm dật, hoang phí đặt ra nhiều loại thuế mới, áp dụng hình phạt thảm khốc, bỏ tù Văn Vương. Sau Văn Vương chết, con là Tây Bá Phát hội chư hầu 800 nước đánh Trụ. Trụ đốt mình mà chết. Triều Thương gồm 34 đời vua kéo dài 629 năm.        
      Chu Võ Vương lên ngôi, đóng đô ở đất Cảo tỉnh Thiểm Tây phong cho họ hàng và công thần làm vua 15 nước chư hầu, đặt ra chế độ Tông pháp. Vương triều Tây Chu cũng đặt tên nước là Trung Quốc.Cuối đời Chu, Chu Lệ Vương dùng kẻ tiểu nhân, làm việc bạo ngược nhân dân nổi lên đánh đuổi. Lệ Vương chạy vào đất Phệ, con là Thái tử Tịnh còn nhỏ, hai ông Châu và Triều làm tướng cùng chung coi việc nước nên sử gọi là chính thể Cộng hòa năm 841 TDL.  Theo cổ sử, đầu triều Chu có khoảng 1000 chư hầu (27)nhưng đến thời Xuân Thu cuối đời Chu còn hơn 100 nước, trong đó chỉ có 12 nước được ghi trong sử sách là: Tề ở Sơn Đông, Sở ở Hồ Bắc, Tấn ở Sơn Tây, Tần ở Thiểm Tây, Lỗ ở Khúc Phụ Sơn Đông, Vệ ở Hà Nam, Tào ở Sơn Đông, Trần ở Hoài Dương Hà Nam và Sái ở Tân Sái Hà Nam. Trong 12 nước gọi là chư hầu thì có Tề, Tấn, Tần, Sở, Tống là lớn mạnh hơn. Về sau có nước Việt ở huyện Thiệu Dương tỉnh Hà Nam và Ngô ? huyện Ngô tỉnh Giang Tô nổi lên cùng các chư hầu tranh giành ngôi bá chủ Trung Nguyên, dưới danh nghĩa Tôn Chu nhượng Di(phù Chu dẹp Di địch) 
       Thời kỳ này có 5 chư hầu kế tiếp nhau làm minh chủ nên thời kỳ này còn được gọi là thời Ngũ Bá. Đó là Hoàn Công nước Tề, Văn Công nước Tấn, Tương Công nước Tống, Trang Công nước Sở và Mục Công nước Tần. Suốt thời kỳ này, Sở không chịu triều cống Chu, đánh Tề Tấn và bắt được Tống Tương Công đang hội họp chư hầu ở Lộc Thượng (28). Sở Trang Vương diệt nước Dung, đánh nước Tống, tiến công rợ Lục Hồn và tiến quân vào Lạc Ấp, Kinh đô của triều Chu rồi phá quân Tấn ở đất Bắc xưng vương làm bá chủ chư hầu. Đến đời Sở Bình Vương, nghe lời dèm pha giết Ngũ Xa, con Xa là Ngũ Tử Tư qua cầu cứu nước Ngô đem quân về đánh, Sở Vương bỏ chạy. Mấy năm cuối đời Xuân Thu, nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn, hậu duệ vua Thiếu Khang nhà Hạ đánh thắng Hạp Lư. Sau bị Ngô Phù Sai con của Hạp Lư đánh thua ở Cối Kê phải xin cầu hoà. Suốt 10 năm trời khổ nhục, cuối cùng diệt được  nước  Ngô, thanh thế vang dội khắp nơi trở thành bá chủ Đông Nam vào thế kỷ thứ V TDL.  
 . THỜI CHIẾN QUỐC (478 - 221 TDL) : 
       Thời kỳ này cục diện thay đổi nhiều, nếu kể cả 3 nước Ngụy, Triệu, Hàn, Ngụy thì thời Chiến quốc có tất cả 10 nước nhưng chỉ có 7 nước mạnh nên các sử gia còn gọi thời kỳ này là thời Thất hùng. Đó là Yên, Tề, Hàn, Ngụy, Triệu, Sở và Tần. Bảy nước này đều muốn trở thành bá chủ Trung Nguyên nhưng do tương quan lực lượng nên phải tổ chức thành liên minh Hợp tung gồm sáu nước Hàn, Ngụy, Triệu, Yên, Tề, Sở do Sở lãnh đạo chống Tần phương Bắc hùng mạnh. Để phá vỡ thế Hợp tung của Tô Tần liên kết các nước theo trục dọc chống Tần. Trương Nghi đưa ra thế Liên Hoành thuyết phục các nước liên minh với Tần theo hàng ngang nhưng không thành. Nước Tần lúc bấy giờ ngày càng phú cường nhờ những cải cách triệt để do Thương Ưởng đề xướng thực hiện gồm: Triệt tiêu giai cấp quý tộc cũ, tạo lập một  giai cấp mới gồm những quân nhân có nhiều chiến công, thực hiện chính sách khẩn hoang cho dân tự do khai phá đất đai tạo ra một thành phần phú nông ủng hộ triều đình. Lần đầu tiên trong lịch sử, đế chế Tần cho tổ chức quản lý hộ khẩu, chứng minh nhân dân, tổ chức cứ năm gia đình liên đới trách nhiệm trị an gọi là Ngũ gia liên bảo, công bố thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh, bình đẳng về pháp luật giữa quý tộc và thứ dân nên chẳng bao lâu trở thành một nước giàu mạnh.(29) 
         Ngay từ năm 299 TDL Tần thắng Sở, bắt giam Sở Hoài Vương. Năm 278 TDL, Tần Bạch Khởi chiếm đất Dĩnh, Sở phải dời đô rồi T?n thắng liên tiếp Triệu, năm 260 TDL, 40 vạn quân Ngụy đầu hàng, Tần tiến vào Chu năm 256 TDL. Triều Chu phải dâng đất cho Tần, chấm dứt triều Chu trong lịch sử Trung Quốc. Năm 242 TDL, Tần Thủy Hoàng lên ngôi dùng Lã Bất Vi rồi Lý Tư, môn đệ của pháp gia Tuân Tửø làm tướng quốc. Chỉ trong 10 năm sau đó Tần diệt Hàn (năm 230 TDL), Ngụy (225 TDL), Sở (223 TDL) và Tề (221 TDL) làm bá chủ Trung Nguyên trở thành đế chế Tần hùng mạnh. Sau khi gồm thâu lục quốc, Tần thống nhất văn tự quy định một lối chữ mới gọi là Tiểu triện áp dụng trên toàn quốc. Đồng thời cho thống nhất các đồ cân, đo lường và cả nông cụ, cày bừa kể cả khoảng cách giữa hai bánh xe(30) để dễ thu thuế và chuyên chở lúa nộp thuế. Nhưng quan trọng hơn cả là thống nhất tư tưởng để dễ bề thống trị, triệt tiêu mọi mầm mống chống đối nên Tần chủ trương diệt Nho, đốt sách, chôn sống nho sĩ. Buộc mọi người dân phải nhất trí tán đồng với những gì triều đình Trung ương đưa ra, không một ai được có ý kiến riêng tư nào khác ngoài chủ trương chính sách của Triều đình. Tần ghét nhất giới nho sĩ, triết gia mở trường tự dạy đạo lý, chỉ trích chiến tranh và hình phạt tàn bạo. Tần chỉ muốn nhồi nặn dân chúng trở kỷ luật, bảo gì nghe nấy. Tự do tư tưởng, tự do ngôn luận là tội nặng nhất. Tứ Thư và Ngũ Kinh của đạo Nho bị coi là cực kỳ phản động vì khiến cho dân nhớ tiếc tôn ti trật tự xưa cũ của các triều đại vua chúa các nước ở Trung nguyên. Năm 213 TDL theo đề nghị của Lý Tư, Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách và chôn Nho, đốt hết các bản Tứ thư, ngũ kinh và Bách gia chư  tử trong dân gian. Các bộ sử của lục quốc cũng phải đốt hết để triệt tiêu sử liệu về nguồn cội dân tộc.  Ai không tuân lệnh mà lén lút giữ thì bị kết tội là phản động..!(31). Các chủ trương của Tần Thủy Hoàng trở thành kinh điển của chế độ độc tài Cộng sản sau này. 
      S? gia phương Tây và Sử giaTrung Qu?c sau này nhận định Tần Thủy Hoàng là vĩ nhân cổ kim vì chưa đầy 15 năm mà thống nhất Trung Quốc lập nên một đế chế phong kiến hùng mạnh nhất phương Đông. Thế nhưng hầu hết các sử gia đều phải công nhận trên 1.500 năm, không có một bạo chúa nào như Tần Thủy Hoàng. Theo Nguyễn Hiến Lê trong sử Trung Quốc đã nhận định: Khi Đạo Khổng suy rồi, triều Minh mới theo triều Nguyên Mông dùng chính sách độc tài. Triều Thanh (Mãn Châu) cũng vậy và gần đây, còn tệ hại hơn nữa, Mao Trạch Đông đã tự hào rằng đã giết kẻ sĩ gấp trăm lần Tần Thủy Hoàng! Nhưng ông ta chưa chết thì cái gọi là Cách mạng Văn hoá của ông đã phải dẹp bỏ. Nhận định về các cuộc cách mạng đều do nông dân cả và một số học giả phương Tây bảo không một dân tộc nào mà nông dân làm cách mạng nhiều như dân tộc Trung Hoa. Một điểm đặc biệt là hầu hết họ là người trong giới bình dân,  vô học hay ít học, tài năng không có, tư cách tầm thường và chỉ có bọn họ mới thành công. Còn hạng tài cao, anh hùng cái thế thì thất bại như Hạng Võ rốt cuộc chỉ hạng tầm thường như Lưu Bang là làm nên sự nghiệp lớn vì nông dân nghe họ và họ biết nghe lời kẻ sĩ. Vậy thì làm cách mạng là hạng bình dân mà cách mạng thành công được là nhờ kẻ sĩ, xưa như vậy mà nay cũng thế! (31)              
     Trên đây chúng ta sơ lược về lịch sử cổ đại Trung Hoa chính là để nhận thức rõ:
         - Việt tộc là tộc người làm chủ Trung Nguyên trước khi Hán tộc tràn xuống xâm chiếm làm chủ Trung Nguyên cho tới ngày nay.
         - Ngay từ thời cổ đại, Việt tộc đã chiến đấu liên tục để sống còn và giành lại quyền lãnh đạo Trung Nguyên nhưng cuối cùng Việt tộc bị đẩy lùi xuống phương Nam. Cộng đồng Việt tộc phải ly tán đi khắp nơi thành lập các quốc gia mà sử sách cổ gọi là các nước Bách Việt. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, các quốc gia Sở, rồi Việt đã đứng lên giành lại quyền lãnh đạo Trung Nguyên nhưng cuối cùng cũng bị Tần tiêu diệt, triệt tiêu cả văn tự lẫn xoá nhoà ký ức về cội nguồn dân tộc. Khi đế chế Tần suy vong, một lần nữa Việt tộc lại vùng dậy do Sở Bá Vương Hạng Võ lãnh đạo mà sử sách gọi là thời Hán-Sở tranh hùng. Cuối cùng, Hạng Võ bị  Lưu Bang vây khốn phải tự sát bên bờ Ô Giang cùng với nàng Ngu Cơ. Lưu Bang lên ngôi năm 202 TDL tức là Hán Cao Tổ mở đầu một triều đại hùng mạnh trong lịch sử Trung Quốc và chính Hán Vũ đế đã cử Mã Viện  đem đội quân thiện chiến xâm lược đánh dẹp phong trào kháng chiến của Hai Bà Trưng năm 42 mở đầu thời kỳ đô hộ nước ta. Cùng thời kỳ này khi Tần suy vong, Triệu Đà lập nước NAM VIỆT liên kết với Mân Việt và Âu Việt rồi xưng là Triệu Vũ Đế hùng cứ một phương. Triệu Vũ Đế đem quân đánh Trường Sa buộc Hán Văn Đế phải thương lượng giao lại toàn bộ lãnh thổ nước Xích Qui xưa của Việt tộc, mà biên giới từ phía Nam núi Ngũ Lĩnh trở xuống cho Triệu Vũ Đế và quốc gia Nam Việt, đổi lấy sự giao thương hoà hiếu như xưa.        
         Lịch sử Việt tộc khởi đầu từ thời đại Hùng Vương lập quốc với biết bao hưng phế thăng trầm mà đỉnh cao là thời kỳ Triệu Vũ Đế và quốc gia Nam Việt hùng cường hiển hách. Kế tiếp là thời kỳ suy vi vủa Việt tộc như một định mệnh của lịch sử mà tấm lòng trung của Thừa tướng Lữ Gia cùng với lòng yêu nước của quân dân Nam Việt cũng không xoay nổi vận nước. Sau đó là cái chết của Tây Vu Vương bởi lưỡi gươm oan nghiệt của tên phản quốc Hoàng Đồng, Âu Lạc suy vong. Sau khi thôn tính Nam Việt, Hán triều đổi tên nước Nam Việt là Giao Chỉ bộ gồm 9 quận là Nam Hải (Quảng Đông), Thương Ngô (Quảng Tây), Uất Lâm (Quảng Tây), Hợp Phố (Quảng Châu), Giao Chỉ (BắcViệt Nam), Cửu Chân (Thanh Hoá), Nhật Nam (Nghệ An), Châu Nhai (Đảo Hải Nam) và Đạm Nhĩ nay là Đam Châu thuộc đảo Hải Nam. Trên danh nghĩa Hán tộc sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc nhưng trên thực tế Hán tộc chưa thực sự kiểm soát được toàn bộ đất nước ta mà phần lớn các địa phương vẫn do Lạc Hầu Lạc Tướng tự trị cho đến khi cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng thất bại năm 43, Hán tộc mới thực sự thống trị dân ta. 
        Năm Quý Mùi (203) Hán Hiến Đế thời Đông Hán đổi tên Giao Chỉ bộ thành Giao Châu theo đề nghị của thứ sử Trương Tân và Thái Thú Sĩ Nhiếp. Đến đời Tam Quốc, đất Giao Châu thuộc Đông Ngô. Năm 226, Ngô Tôn Quyền  tách Giao Chỉ Bộ ra làm hai:       
       1. Quảng Châu gồm Quảng Đông, Quảng Tây và một phần Quý Châu. 
       2. Giao Châu gồm Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Về sau Đông Ngô lại bỏ Quảng Châu và gọi chung là Giao Châu như cũ.             
          Năm 622 Đường Cao Tông đặt Giao Châu Đại Tổng quản phủ để cai quản 12 châu đến năm 679 lại đổi Giao Châu thành An Nam Đô Hộ phủ cai quản 12 châu, 59 Huyện. Hán tộc gọi tên nước ta một cách miệt thị là An Nam bắt đầu từ đấy. 
        Trong suốt hơn ngàn năm đô hộ, giặc Tàu chủ trương thống trị và đồng hoá dân tộc ta nên đã không từ một âm mưu thủ đoạn thâm độc quỷ quyệt để nô dịch văn hoá, triệt tiêu văn tự kể cả sách vở, văn bia, đền đài đình chùa, miếu mạo của dân tộc Việt. Chữ Việt cổ đi dần vào quên lãng, thay vào đó là bắt dân ta phải học chữ Hán nhưng lịch sử đã chứng minh một cách hùng hồn là kẻ thù có thể chiếm đóng, đô hộ dân tộc ta nhưng không thể khuất phục được tinh thần quật cường của Việt tộc. Thời kỳ này, Phật giáo truyền tới Việt nam từ lâu đã hội nhập vào dòng vận động lịch sử của Việt tộc. Để chống lại chủ trương triệt tiêu văn tự, xoá mờ nguồn cội dân tộc, giới sĩ phu và các tăng sĩ yêu nước đã gởi gấm vào kinh sách qua tập Lục Đọâ Kinh câu truyện người lấy Rồng, truyện trăm trứng nở trăm con của truyền thuyết khởi nguyên dân tộc để bảo lưu cho thế hệ cháu con về nguồn cội dân tộc. Chính qua truyện kể trong kinh sách cũng như câu truyện truyền miệng dân gian về huyền thoại Rồng Tiên từ đời này qua đời khác, về truyền kỳ lịch sử đã ấp ủ nuôi dưỡng tự tình dân tộc, thôi thúc ý chí đấu tranh giành độc lập tự chủ cho dân tộc.        
       Trong suốt thời kỳ Hán thuộc, nhân dân ta liên tục đứng lên khởi nghĩa giành độc lập dân tộc khiến Hán triều điêu đứng. Khởi đầu là cuộc khởi nghĩa của HAI BÀ TRƯNG giành lại quyền độc lập tự chủ được gần 4 năm (39-43), kế tiếp là cuộc khởi nghĩa của nhân dân quận Tượng Lâm năm 101, cuộc tổng khởi nghĩa của nhân dân các quận Tượng Lâm Cửu Chân và Nhật Nam năm 138 dẫn tới sự thành lập quốc gia Lâm Ấp. Năm 138, nhân dân Cửu Chân lại nổi dậy giết tên Thái thú Nghê Thức làm chủ quận huyện đến năm 161. Năm 163, nhân dân Nam Việt lại nổi lên đánh chiếm Quế Dương và Thương Ngô. Tháng 5 năm 163, quân dân khởi nghĩa chiếm toàn bộ quận Thương Ngô, Nam Hải và Giao Chỉ. Tháng 5 năm 166 Bốc Dương, Phan Hồng, Lý Nghiêu, Hồ Lan và Chu Cái lãnh đạo nhân dân đánh chiếm Linh Lăng Quế Dương. Thái thú Thương Ngô bị bắt sống, nhân dân giành lại quyền độc lập tự chủ một thời gian. Năm 178, người anh hùng dân tộc Lương Long lại lãnh đạo nhân dân các quận Hợp Phố Giao Chỉ và Cửu Chân khởi nghĩa giành lại độc lập tự chủ được hơn 4 năm từ 178-182. Kế tiếp là cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248, Lã Hưng năm 263. Năm 280, Tấn diệt Ngô nhân dân Giao châu lại làm chủ đất nước một thời gian. Năm 468, Lý Trường Nhân lãnh đạo nhân dân nổi lên giành lại quyền độc lập tự chủ được 17 năm. 
        Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn năm 544 giành lại quyền độc lập tự chủ hơn nửa thế kỷ. Lý Bôn lên ngôi xưng là Nam Việt Đế, đặt quốc hiệu là VẠN XUÂN, thành lập nhà Tiền Lý. Từ khi Lý Bôn đánh đuổi Tiêu Tư về Tàu năm 544 đến năm 602 triều Tuỳ đem quân sang đánh Lý Phật Tử tính ra được 58 năm. Thời Tùy Đường, năm 687 Lý Tự Tiên và Đinh Kiến khởi nghĩa nhưng mau chóng thất bại sau một vài thắng lợi. Năm 722, Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân nổi lên giành độc lập. Cuộc khởi nghĩa được sự ủng hộ của nước Lâm Aáp và Phù Nam nên thành công mau chóng, đất nước tự chủ được 5 năm. Đến năm 783, Phùng Hưng lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành lại độc lập từ tay quân Đường được 7 năm, nhân dân cả nước suy tôn là Bố Cái Đại vương. Năm 806, Dương Thanh đánh chiếm phủ thành và giết chết lý Tượng Cổ. Liên tiếp những năm 838, 841, 858, 860 và 863 Dương Tư Tấn cùng với quân Nam Chiếu đánh chiếm phủ thành, tiêu diệt 15 vạn quân Đường. Nam Chiếu làm chủ Giao Châu. Triều Đường phải rút An Nam đô hộ phủ về Trấn Hải Môn Uất Lâm thuộc lãnh thổ TQ bây giờ. Năm 905 Khúc Thừa Dụ nhân lúc triều Đường xụp đổ chiếm giữ Giao Châu, xưng là Tiết độ sứ nắm quyền tự chủ được hơn 23 năm. Mãi đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng Giang của Ngô Quyền mới chính thức mở đầu thời kỳ độc lập, phục hưng dân tộc Việt Nam.        
        Suốt chiều dài của lịch sử, Việt tộc phải đương đầu với các cuộc xâm lấn của Hán tộc ngay từ thời cổ đại cho đến các triều Tần, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh và siêu đế quốc Trung Cộng ngày nay. Việt Nam chiếm một vị trí địa lý nằm sát cạnh đế chế Đại Hán hùng mạnh, lại chiếm giữ vị trí địa lý chiến lược xung yếu, vừa là nơi giao lưu văn hoá Đông Tây, đồng thời là cửa ngõ kiểm soát toàn bộ hải trình từ Tây qua Đông và ngược lại nên các thế lực từ phong kiến bành trướng tới thực dân, đế quốc luôn tìm cách thôn tính, khống chế, áp đặt nước ta phục vụ  ý đồ kinh tế và chiến lược của họ.       
      Thế nhưng, thực tế chứng minh một cách hùng hồn sự tồn tại của một dân tộc có gần 5000 năm văn hiến trước bao kẻ thù thâm độc bạo tàn dù chúng nấp dưới bất kỳ chiêu bài hoa mỹ nào. L'Aurousseau, một học giả Pháp đã nhận định một cách khách quan về tinh thần dân tộc Việt Nam khi viết về cuộc chinh phục đầu tiên của Trung Quốc. Ông viết:Không có gì thắng được cái sức sống mạnh mẽ của người Việt Nam. Paul Mus một nhà Việt Nam học đã từng viết về sức chiến đấu mãnh liệt của dân tộc Việt Nam để đồng hoá dân tộc thống trị hơn là bị đồng hoá vào dân tộc thống trị:  Ngay từ ngày lập quốc, tất cả then chốt lịch sử Việt Nam đều ở cả cái tinh thần đối kháng, đã biết kết hợp một cách diệu kỳ, một bên là năng lực đồng hoá lạ lùng, bên kia là ý chí quật khởi quốc gia không chịu khuất phục mặc dầu thua trận, bị phân tán, bị chinh phục. Hơn một ngàn năm bị sát nhập hoàn toàn vào Trung Quốc, từ thế kỷ thứ II trước kỷ nguyên đến thế kỷ thứ X sau kỷ nguyên, thay vì làm cho dân tộc Việt Nam kiệt quệ thì ngược lại đã làm cho dân tộc này trở nên hùng cường…(32). 
         Trong bộ Bách khoa từ điển (Encyclopaedia Universalis) xuất bản ở Paris năm 1992 đã viết về Việt Nam do nhà sử học Phillipe Devilière chủ biên với sự tham khảo hơn 60 học giả Âu Mỹ, Danielle Emeri đặt câu hỏi Lịch sử Việt Nam là gì? rồi ông tự trả lời Đó là cuộc đấu tranh không ngừng cho sự tồn vong của cả một dân tộc. 
          Nhà sử học Phillipe Devilìere khẳng địnhTrải qua hơn 4000 năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã chứng tỏ có một sức sống phi thường. Suốt 10 thế kỷ bị Trung Quốc thôn tính, người Việt Nam vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc và liên tiếp nổi dậy đánh đuổi kẻ xâm lược ỷ vào sức mạnh tưởng có thể khuất phục được họ. Lịch sử đã đặt lòng tin vào dân tộc ấy và đã chứng minh khả năng đề kháng, óc sáng tạo, tính kiên trì và sự thích ứng với mọi cuôïc chiến gian khổ nhất, khó khăn nhất và kể cả không cân sức nhất. Người Việt Nam tự hào với quá khứ của mình, tôn vinh những bậc vĩ nhân đã tô điểm rạng rỡ quá khứ đó và quá khứ dù xa xăm hay gần đây luôn luôn có mặt khắp nơi trên đất Việt Nam, tác động mạnh mẽ vào hiện tại và tương lai.  Việt Nam giữ một vị trí chiến lược rất quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam có bề dày lịch sử hơn hẳn nhiều vương quốc châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha dù rằng đối với phương Tây, hai tiếng Việt Nam vẫn còn mới mẻ…”.       
       Những kỳ tích lịch sử kể từ thời lập quốc đến nay bắt nguồn từ truyền thống của một dân tộc có gần năm ngàn năm văn hiến với nền văn minh đạo đức xa xưa. Chính truyền thống YÊU NƯỚC THƯƠNG NÒI của dân tộc CON RỒNG CHÁU TIÊN đã viết lên những trang sử đẹp nhất nhân loại. Nữ sĩ Blaga Dimitrova viết Việt Nam là xứ sở của địa linh nhân kiệt, một dân tộc với truyền thuyết đầy bí ẩn và một lịch sử quá oai hùng đến nỗi khó mà phân biệt đâu là huyền thoại, đâu là hiện thực nữa ! .       
        Tự xa xưa truyền thuyết về nguồn cội con Rồng cháu Tiên của Việt tộc đã là niềm tự hào vinh dự của mỗi con dân đất Việt. Chính tự tình dân tộc truyền thừa hơn sáu ngàn năm lịch sử hun đúc chí khí Việt nam đã tập đại thành truyền thống VIỆT NAM. Từ những giá trị tinh thần cao đẹp tuyệt vời của truyền thống Việt Nam đã sản sinh những con người Việt Nam nhân đạo hiền hoà nhưng khí phách hùng anh siêu vượt. Việt Nam, Việt nam tên gọi là người .. Việt Nam hai tiếng nói trên vành môi, Việt Nam  nước tôi(33). Hai tiếng Việt Nam thân thương vời vợi ấy nghe từ vào đời, từ khi còn nằm trong nôi cho tới lúc bập bẹ tiếng người, bên tai lời ru hỡi ru hời của mẹ À ơi công cha như núi Thái Sơn .. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ơ ờ (34). Lời ru ngọt ngào êm ái đó thấm đậm bài học đầu đời của đạo lý làm người để rồi lớn dần theo năm tháng, đêm đêm bên ngọn đèn dầu leo lét dưới mái ấm gia đình nghe ông kể truyển cổ tích họ Hồng Bàng. Từ đó, huyền sử Rồng Tiên thẩm nhập tiềm tàng trong dòng máu của mỗi con dân đất Việt như một gene truyền thống của lòng yêu nước thương nòi mà không một dân tộc nào có được. 
        Chính niềm tự hào truyền thống này đã tập đại thành tinh thần dân tộc, ý chí quật cường, lòng kiên trì quả cảm của sức sống mãnh liệt vô biên Việt Nam đã tạo nên khí thế đạp đầu thù. Tự thân lịch sử Việt Nam, từ huyền sử đến hiện thực đã là một thiên anh hùng ca bất hủ có một không hai trong lịch sử nhân loại mà Bản Tuyên ngôn Độc lập dân tộc viết bằng máu của biết bao thế hệ Việt Nam đã được danh tướng Lý Thường Kiệt tuyên cáo trước nhân loại còn vang vọng mãi tới muôn đời.      

Nam Quốc Sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại Thiên Thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !

Sông núi trời Nam của nước Nam
Sách trời định rõ tự muôn ngàn
Cuồng ngông giặc dữ vào xâm lấn
Chuốc lấy bại vong lấy “ nhục tàn” (35)

( Phạm Trần Anh cẩn dịch).
 CHÚ THÍCH

(1). Nguyễn Anh Thái: Lịch sử lớp 12 tập I, NXB Giáo Dục, Hà Nội 1987.
 (2). Ngày 1-9-1976, Tân Hoa Xã đưa tin về  cái chết của Mao Trạch Đông như sau: Sự lặn tắt của Mặt trời cách mạng phương Đông, Sự ra đi của một lãnh tụ thiên tài của cách mạng Trung quốc và cách mạng vô sản trên toàn thế giới. Trong khi những nhà nghiên cứu về TQ đều thống nhất ở một điểm: Mao là kẻ đầy tham vọng, tráo trở, xảo trá với những mưu ma chước quỉ, những thủ đoạn xảo quyệt và tàn bạo ít có trong lịch sử. Chính Mao đã tàn phá xã hội Trung quốc, đã đầu độc tư tưởng của đông đảo đảng viên Cộng sản và quần chúng cách mạng Trung quốc. Mao là một tấn thảm kịch đối với nhân dân Trung quốc. Tội ác do Mao đã gây ra những thiệt hại khổng lồ về tinh thần lẫn vật chất cho nhân dân Trung quốc. ( Mao, tấn thảm kịch của đảng CS Trung quốc . Nhà Xuất bản Thông tin lý luận . Hà Nội tr 5 )
 (3).  Sử gia chi tuyệt xướng, vô tận chi Ly Tao
 (4). Đại cương Lịch sử Văn Hóa Trung Quốc của Giáo sư Ngô Vinh Chính, Vương Miện Quí, Thành Hiểu Quân và Lâm Quốc Bình.
 (5). Nội chư Hạ, ngoại Di địch.
 (6). Từ Hán nguyên thủy tượng hình vách đá, sườn núi hàm ý chỉ tộc người du mục sống ở hang động ở vùng rừng núi cao miền Tây Bắc sau thiên di xuống Trung nguyên.
 (7). Thương là tộc người sống đời du mục ở Tây Bắc chịu ảnh hưởng của nền văn minh du mục Mông Cổ và Thổ (Turc). Tộc Thương nuôi và cưỡi ngựa thành thạo, có chiến xa giống chiến xa của các nước Tây Á, đặc biệt là của Thổ Nhĩ Kỳ nên đánh thắng các chi tộc Bách Việt sống bằng nghề Nông một cách dễ dàng. Thành Thanh là vua đầu tiên của triều Thương được nhà Hạ phong cho đất Thương, đến đời Kiệt, đem quân về diệt Hạ, lên ngôi đóng đô ở Hà Nam, đặt tên nước là Thương. Ngày nay các nhà nghiên cứu đều cho rằng văn hóa Thương xuất phát từ Hoài Di tức văn hóa Di - Việt của người Việt cổ. Lãnh thổ Thương thời đó chỉ gồm có mấy tỉnh Sơn Tây, Hà Bắc và một phần tỉnh Hà Nam. Trong khi đất của người Việt cổ mà cổ sử TQ gọi là Di Việt trải rộng khắp Trung nguyên gồm Sơn Đông, Đông Hà Nam, Bắc Giang Tô, Đông Bắc An Huy và cả miền duyên hải Hà Bắc, Trực Lệ,  Liêu Đông và bán đảo Triều Tiên trong đó có những tên họ như họ Thái Hạo ( Phục Hi ), Thiếu Hạo (Thần Nông ), họ Phong, họ Doanh, họ Yểm ..
 (8). Tần Thủy Hoàng sai thừa tướng Lý Tư thống nhất ngôn ngữ và văn tự. Đế chế Tần qui định một lối chữ khác gọi là TIỂU TRIỆN. Tất cả các nước cùng phải nói một thứ tiếng đó là phát âm Quan thoại, viết chữ tiểu triện. Tất cả sách vở nhất là sách sử các nước phải giao nộp triều đình và đốt hết, ai còn lưu giữ bị coi là phản quốc và bị xử tội chết. ngay cả xe cộ phải cùng một trục có cùng một kích cỡ, sách vở phải viết cùng một lối chữ nên sách sử xưa gọi là thời kỳ “Xa đồng quĩ, thư đồng văn”  nghĩa là xe cộ cùng một cỡ, sách vở cùng một lối chữ .
 (9).  Nguồn gốc của chữ CINA có nhiều cách giải thích khác nhau. Cina là tên gọi xưa nhất mà ngày nay người ta có thể biết đến là cách gọi của người Aán Độ được ghi chép trong các sách bằng tiếng Phạn và đã được phiên âm ra tiếng Hán là china. Để biểu lộ sự tôn trọng với quốc gia rộng lớn này, người Aán Độ còn thêm vào trước hoặc sau chữ cina tiếp đầu ngữ Maha hoặc tiếp vĩ ngữ Sthana nên viết là Mahacina hoặc  Cinasthana, từ đó biến thành Mahacinasthana  nghĩa là nước Trung hoa vĩ đại. Trước đây người ta cho rằng tên gọi này là phiên âm của chữ Tần thời Xuân thu chiến quốc cũng chính là đế chế Tần sau khi làm chủ Trung nguyên năm 221 TDL. CINA trong tiếng Phạn đã trở thành tên riêng của Trung quốc và ngày nay được nhiều nước sử dụng. Tuy cách viết có khác nhau chút ít tùy ngôn ngữ  từng nơi như ở Anh, Đức là China, Pháp là Chine, Ba Tư : chin, La Tinh: Sinae, Italy: Cina.
        Gần đây, một số nhà nghiên cứu cho rằng chữ CINA đã xuất hiện trong 2 bộ sử thi MAHABBARATA và RAMAYANA của Aán Độ ra đời từ thế kỷ thứ V TDL. Hai tác phẩm này dịch ra tiếng Tạng bằng thơ trong đó CINA được âm là CHINA. Như vậy, tên CINA xuất hiện rất sớm trước thời của đế chế Tần một thời gian khá lâu. Hơn nữa theo sử ký của Tư Mã Thiên trong thiên Tây Nam di liệt truyện thì hàng hóa của nước Kinh Sở (Trung quốc) đã có mặt ở Aán Độ trước khi Tần ra đời. Do đó CINA có thể là tên gọi của nước KINH, một tên khác gọi nước Sở. Nước Sở ra đời tại ấp Kinh, đất Kinh Việt, vùng Kinh Châu nên còn được gọ là KINH SỞ. Về mặt phát âm thì Kinh (Jing) gần với cina hơn Tần (Qin). Điều này phù hợp với thực tế lịch sử vì trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc, Sở là một nước lớn từng bang giao và buôn bán với nhiều nước láng giềng ở phía Tây TQ. Việc đi lại giữa nước Sở và các nước ở Tây Vực thời đó đã thuận lợi hơn trước nhiều.(Theo Trung Hoa Lữ du trí thức tinh hoa, NXB Bắc Kinh ). 
 (10). Ngay từ lời nói đầu của Tiền Hy Tộ, sử quan triều Thanh khi đưa sách Đại Việt sử lược vào Thủ sơn các tùng thư và Khâm Định Tứ khố toàn thư đã bộc lộ cái gọi là sử quan  thiên triều đại Hán của y. Tiền hy Tộ viết  Nước An Nam từ đời nhà Tống trở về sau vẫn giữ lệ cống. Vậy mà nhân lúc triều trước loạn lạc, không ai chế ngự mới bèn trộm đế hiệu, lại còn ghi rõ trong sử sách để tự khoe khoang, càn quấy, thật là điều trái lẽ không đáng nói làm gì. Tuy vậy, các vua Ngô, Sở tiếm hiệu thì kinh Xuân Thu đã chê mà nhà viết truyện cũng không bỏ mất sự thật của nó.. Cho nên dựa vào ngụy sử, theo lệ mà chép là để cho rõ cái tội của nó và cũng là để bổ cứu cho phần ngoại truyện của Tống sử và Nguyên sử hiện chưa đầy đủ”. Xuân Thu là tên bộ sử ký nước Lỗ do Khổng Tử ( 551- 479 TDL) san định lại. Bộ sử chép công việc theo thể biên niên từ năm đầu Lỗ Aån Công đến năm thứ 15 Lỗ Ai Công (722 - 479 TDL) tất cả là 243 năm. Đó là thời kỳ các nước chiến tranh giành quyền lãnh đạo Trung nguyên nên lấy tên bộ sử này để gọi thời kỳ này là thời Xuân Thu. 
(11). Giao Châu ngoại vực ký chỉ được biết đến khi Lệ Đạo Nguyên dẫn ra trong tác phẩm Thủy Kinh chú của ông. Như vậy, sách này được viết ra trước thế kỷ thứ VI. 
(12). Quảng Châu ký không rõ ai là tác giả nhưng Tư Mã Trinh đã dẫn ra họ Diêu có thể là Diêu văn Hàm hoặc Diêu Sát. Theo Tư Mã Trinh thì Quảng Châu ký ra đời trước thế kỷ thứ VII nếu không là thế kỷ thứ V và thứ VI. 
(13). Nam Việt chí của Thẩm Hoàng Viễn viết khoảng sau năm 454. 
(14). Nhật Nam truyện . 
(15).Thủy Kinh chú của Lệ Đạo Nguyên. Tác giả từng là Thứ sử Giao Chỉ. trong quyển Thời đại Hùng Vương, nhà xuất bản Khoa hoc xã hội tr 33 ghi là Lịch Đạo Nguyên, tác giả Thủy Kinh chú. 
(16). Hữu Sào: Tương truyền Toại Nhân họ Hữu sào thuở ban sơ, dạy dân cách làm nhà trên cây để tránh thú dữ làm hại. “Điểu tục hữu sào” là tục của chim làm tổ trên cây, thuở xa xưa chi Aâu Việt thồ vật tổ là chim nên làm nhà sàn cách mặt đất để tránh thú dữ. Hán tộc thuở xưa còn ở trong hang nhưng vẫn chê tục làm nhà sàn của người Việt cổ là làm tổ trên cây bên sườn núi! 
(17). Li Vưu: các sách cổ TQ chép là Xi Vưu để miệt thị người Việt cổ. Theo Kim Định thì nguyên là Li Vưu nghĩa là Rồng cao cả phi thường. Theo Ngũ Đế kỷ thì Li Vưu là hậu duệ của dòng Thần Nông phương Nam. Nguồn thư tịch khác cũng cho biết thêm Li Vưu là chúa tể của tộc Miêu, một chi tộc trong Bách Việt ở phương Nam. 
(18). Hoàng Đế: Cổ thư chép Hoàng đế sinh ở gò Hiên Viên nên còn gọi là Hiên Viên Hoàng đế Cổ sử TQ nhận Hoàng đế là thủ lĩnh liên minh các bộ lạc, sau khi đánh bại Li Vưu lên ngôi cộng chủ là Tổ của Hán tộc. Thế nhưng các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy rằng đó chỉ là sự mạo nhận mà thôi. Thực ra Hoàng đế, vua nước Hữu Hùng là người Việt cổ, lấy đức thổ làm vua nên gọi là Hoàng đế. 
(19). Cổ thư TQ lại chép ngũ đế là Hoàng Đế, Xuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn. 
(20). Đế Chí yếu đuối kém cỏi nên chư hầu tôn ông Nghiêu ỏ đất Ký lên ngôi vua Đế Nghiêu là con thứ của Đế Cốc, em của Đế Chí. Đế Cốc là cháu Đế Thiếu Hạo (2597TDL). Thiếu Hạo họ Kim Thiên dòng Thần Nông có tục thờ vật tổ Chim (Thái Hạo thờ Rồng, Thiếu Hạo thờ chim) từ trời Tây di cư qua. Tương truyền, Thiếu Hạo được Tả chí lập nên nhờ có một đội quân đội lốt chim muông từ phương Tây qua đánh thắng thú rừng nên sử gia Tư Mã Thiên không công nhận Đế Thiếu Hạo vì cho rằng Thiếu Hạo cướp ngôi vua của con Hoàng Đế. Thiếu Hạo cai trị thay Đế Hoàng từ 2597- 2514 TDL. (Theo nhà nghiên cứu Tiên Tích Việt, gs Nguyễn Đoàn Tuân ). 
(21). Truyền hiền bất truyền tử: Ngày nay thường ca tụng Thuở Nghiêu Thuấn là thời đại “Truyền hiền bất truyền tử”, thời thái bình thịnh trị nên chọn người hiền để truyền ngôi chứ không truyền ngôi cho con. Đến đời nhà Hạ mới truyền ngôi cho con mở đấu cho thời quân chủ thế tập. Theo Tiên Tích Việt thì truyền thống người Việt cổ xưa xem ngôi vua là Nhân quân nên khi dòng sinh vượng khí của dòng họ đã hết thì tìm người xứng đáng để nhường ngôi để tránh chuyện tranh giành soán đoạt ngôi vua gây bao nỗi đoạn trường cho trăm họ. Đây chính là chế độ suy cử Thủ lĩnh Quân trưởng của người Việt cổ. 
(22).  Đế Thuấn ( 2255 - 2205 TDL ) truyền ngôi cho Vũ còn gọi là Đại Vũ hoặc Hạ Vũ vì là thủy tổ nhà Hạ, có công trị  thủy. Chính Khổng Tử cũng phải ca ngợi: “Không chê vào đâu được vì vua Vũ sống đạm bạc mà cúng thờ quỉ thần thì trọng hậu. 
(24). Thời kỳ này, sử TQ ghi là “Triều Ân đánh nước Quỉ Phương 3 năm không thắng. Huyền tích Việt kể rằng giặc Ân xâm lăng nước ta vào thời Hùng Vương thứ sáu bị cậu bé nhà Trời ở làng Gióng đánh cho tan tác. Về sau nhân dân địa phương lập đền thờ suy tôn là Phù Đổng Thiên Vương.  
(25). Tuy Cổ sử TQ gọi là nước chư hầu nhưng trên thực tế chỉ là những bộ lạc nhỏ mà thôi.  Con số 3 ngàn chỉ là con số phỏng chừng để nói lên số nhiều mà thôi.  
(26). Lê Huy Tiêu: Nguồn gốc các từ Trung Quốc. 
(27). Trên thực tế đây chỉ là con số mà các sử gia Đại Hán phóng đại lên để chỉ Trung Quốc lớn mạnh mà thôi 
(28). Sử Trung Quốc chép Năm 112 TDL, triều Chu phong cho Hùng Dịch lên làm vua ở nước Sở thuộc vùng núi Kinh đất Kinh Việt. Hùng Dịch lên ngôi lấy hiệu là Kinh Tuyên Vương hàm ý là hậu duệ của Kinh Dương Vương, người khai mở quốc gia Xích Qui xa xưa của Việt tộc. Hùng Dịch lấy tên vùng đất Sở là nơi trồng cây gai đực (cây gai Kinh là cây gai cái có hoa) để đặt  tên nước là nước Sở. Theo sử Trung Quốc, nước Sở chấm dứt vào đời Hùng Thông năm 660 TDL.
(29). Nguyễn Hiến Lê: Sử TQ tập I tr 146. 
(30). Sách vở cùng m?ột lối chữ Quan Thoại của Tần Hán gọi là lối chữ Tiểu Triện và tất cả xe ngựa phải có chung một kích cỡ trục xe nên sách xưa gọi là “Thư đồng văn, xa đồng quĩ”.   
(31). Thanh Lãng: Văn học Việt Nam Đối kháng Trung Hoa. NXB Phong trào Văn hoá 1969 SàiGòn. 
(32). Sử Trung Quốc : Sđd tập I tr 117, 127. 
(33). Tên bài hát Việt Nam, Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy. 
(34). Núi Thái Sơn là tên ngọn núi mà nười Việt cổ đặt tên cho ngọn núi cao nhất vùng Hoa Dương chân cao nguyên Tây Tạng. Về sau chi Lạc bộ Trĩ của Việt tộc thiên cư xuống vùng Sơn Đông nên lấy tên này đặt tên cho ngọn núi cao nhất Sơn Đông để hướng về quê cha đất tổ xa xưa. Khi Hán tộc đánh đuổi, Việt tộc phải thiên cư dần về phương Nam mang theo trong tâm thức tên ngọn núi Thái Sơn quê cha đất tổ này. Chính vì vậy mà ca dao Việt Nam mới ví công cha nhnu ngọn núi cao ngất trời này: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra …” 
(35). Nhục ở đây xin được hiểu vừa là nỗi nhục và cũng nghĩa là xương thịt nữa.

TÍNH HIỆN THỰC CỦA THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG.


     Vấn đề đầu tiên là xác định thời Hùng vương có thật trong lịch sử hay chỉ là truyền thuyết? Địa bàn cư trú của Việt tộc thời cổ đại ở đâu?. Có phải Việt tộc là người làm chủ Trung Nguyên trước khi bị Hán tộc từ Tây Bắc tràn xuống đẩy lùi Bách Việt xuống phương Nam? Lịch sử là một khoa học nhân văn mà người ta thường nói đó là lịch sử chết nhưng một khi khảo cổ khai quật những di chỉ cổ xưa được giám định niên đại đã trở nên sống động. Biết bao kỳ bí của người xưa được soi rọi dưới ánh sáng khoa học thì chân lý lịch sử được phục hồi với tất cả tính khách quan trung thực của nó.

     Lương Khải Siêu một nhân vật chính trị và nhà hoạt động văn hoá nổi tiếng Trung Quốc một thời đã xác định rằng “Hán tộc khởi nguyên từ Tây Bắc rồi tràn xuống chiến thắng những giống “Man tộc” ở lưu vực sông Hoàng Hà và càng ngày càng tràn ra khắp cả trên cõi đất đai lục …” và ông cho rằng lịch sử Trung Quốc cũng chỉ mới có khoảng bốn ngàn năm mà thôi. Theo sử gia Trung quốc Chu Cốc Thành trong tác phẩm “Trung Quốc Thông sư û” thì Viêm tộc đã có mặt khắp nước Trung Hoa cổ đại trước khi Hán tộc tràn vào… Viêm tộc là tộc người do Viêm đế Thần Nông còn gọi là Đế Thần làm chủ toàn cõi Trung nguyên đầu tiên. Sách “Hán Quan Nghi” của Ưng Thiệu đời Hán phải thừa nhận một thực tế là: “Khi cổ nhân mới mở nước ở phương Bắc đã giao tiếp ngay với phương Nam để xây dựng nền tảng cho con cháu”. 

    Đặc biệt, gần đây nhóm Tân học gọi là “Nghi cổ phái” do Quách Mạt Nhược thành lập năm 1920 chủ xướng đã bác bỏ thời Tam Hoàng, Ngũ đế.  các nhà Trung Hoa học tổ chức ở Đại học Berkerley Hoa Kỳ năm 1978 đã cho rằng Di Việt làm chủ Trung Nguyên trước tiên, sau đó bị Thương Chu đánh đuổi chạy xuống phương Nam. Trung Quốc chỉ mới bắt đầu từ triều Thương (1766-1154 TDL) nhưng các triều Thương Chu lại chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá Di Việt. Học giả LEGGE trong tác phẩm Kinh thư “The ch’un Tsen” có in tấm bản đồ “Việt Đông tỉnh thành” thì 2 chữ Việt Đông bao trùm các chi tộc Việt ở rải rác từ miền núi Thái Sơn ở Sơn Đông trở xuống xuyên qua các tỉnh miền sông Hoài, Giang Tô, Giang Nam trong đó có quê hương của các nhân vật huyền sử như Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông mà J. Needham gọi là “Liên đoàn các dân tộc Việt” hay “Cộng đồng huynh đệ Bách Việt”. 

    Việt tộc không chỉ cư trú ở vùng lưu vực giữa Hoàng Hà Dương Tử mà còn định cư ở mạn Bắc Hoàng Hà mà cổ sử Trung Quốc gọi là Bách Bộc. Bách Bộc không phải tên chủng tộc mà chỉ là tên gọi người Việt cổ dòng Thần Nông phương Bắc ở vùng sông Bộc. Sông Bộc bắt nguồn từ cao nguyên chảy qua Hà Bắc vùng giữa Hà Nam và Sơn Đông rồi chảy vào Hoàng Hà. Theo “Lệ sử dân” thì Bộc tức Bách Bộc chi tộc ở vùng sông Bộc. Mặt khác, sách “Nhĩ Nhã” của môn đệ Khổng Tử ghi “Rợ Đông Di (Lạc bộ Trĩ) định cư từ lưu vực sông Bộc ra tới biển Đông và lên tới cực Bắc Trung Hoa cũng có tục nhuộm răng xâm mình”. Sách Nhĩ Nhã viết chữ Lạc của Lạc bộ Trĩ giống hệt chữ Lạc trong họ của Lạc Long Quân. Theo công trình nghiên cứu mới đây của Lã Sĩ Bằng người Hồng Kông thì “Từ thượng cổ cho đến đời Tần Hán, dải đất hiện tại gọi là Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây cho đến Bắc và Trung Việt Nam đều là lãnh thổ của người Việt. Cuối đời Xuân Thu, Việt Vương Câu Tiễn xưng Bá, đó là thời thịnh vượng nhất của người Việt”. 

    Nhà Trung Hoa học E. Chavannes đã khảo chứng thì lãnh thổ Việt thời ấy, phía Bắc bao gồm suốt cả miền Giang Tô đến mãi phía Nam Sơn Đông và vào thời đó nước Việt đã có một hạm đội lớn làm chủ biển cả suốt từ Bắc xuống tận Nam Thái Bình Dương. Theo Học giả Trung Quốc Hứa văn Tiền thì “Nước Sở xuất hiện khoảng thế kỷ thứ XI TDL là do dân tộc An Nam kiến lập”. Sử ký Chính nghĩa viết:“Nam Việt và Âu Lạc đều lập họ”, sách Thế bản viết “họ Việt, họ My cùng tổ với Sở. Sách xưa gọi là đồng tính đồng tổ tức là cùng một chủng tộc”. Học giả Verne Dyson trong tác phẩm “Forgotten tales of ancient China” đã ghi nhận 2 lần Sở xưng đế, đó là vào năm 900 và 700 TDL và nước Sở có thể bao gồm cả An Nam. Thời kỳ này, nước Sở hùng cường đã từng bang giao và buôn bán với nhiều nước láng giềng ở phía Tây Trung Quốc. Việc đi lại giữa Sở và các nước ở Tây vực thuở đó đã thuận lợi hơn trước nhiều. Tư Mã Thiên trong bộ Sử Ký, Thiên Tây Nam di liệt truyện đã viết là hàng hoá của Trung Quốc đã có mặt ở Ấn Độ trước khi đế quốc Tần ra đời. Từ đó, giới nghiên cứu cho rằng tên CINA là tên gọi của nước KINH, một tên khác của Sở ở vùng KINH SỞ vì về mặt phát âm Kinh (Jing) gần với Cina hơn là Tần (Qin). Sử gia Đào Duy Anh căn cứ trên các nguồn thư tịch cổ Trung Quốc đã xác nhận là Lạc Việt cư trú ở Trung Nguyên từ rất lâu ngay vào đầu thời đá mới, người Giao Chỉ đã hình thành xã hội nguyên thủy ở lưu vực sông Dương Tử. Thực tế này đã được Hậu Hán Thư và Địa lý chép rõ ràng là “Từ Giao Chỉ đến Cối Kê trên bảy tám nghìn dặm, người Bách Việt ở xen nhau, đều có chủng tính”. Tên của các nhóm trong Bách Việt được sách “Lộ Sử” tức sử của người Lạc Việt của La Tất đời Tống liệt kê như sau:“Việt Thường, Lạc Việt, Âu Việt, Âu Khải, Âu Nhân, Thả Âu, Cung Nhân, Hải Dương, Mục Thâm, Phù Xác, Cầm Nhân, Thương Ngô, Man Dương, Dương Việt, Quế Quốc, Tây Âu, Quyên Tử, Sản Lý, Hải Quỳ, Tây Khuẩn, Kê Từ, Bộc Cầu, Bắc Đái, Khu Ngô.. gọi là Bách Việt”. 

     Trong những nhóm Bách Việt ấy thì Dương Việt ở miền hạ lưu sông Dương Tử, nhóm Thương Ngô ở miền Nam tỉnh Quảng Tây. Nhóm Sản Lý tức Xa Lý ở miền Tây Nam tỉnh Vân Nam. Như vậy, theo sử sách Trung Quốc xưa gọi là Bách Việt là những nhóm người Việt ở rải rác khắp miền Hoa Nam phía Tây gồm cả đất Vân Nam, phía Nam gồm cả miền Bắc và Bắc Trung Việt. Sử
sách thường gọi chung là miền Giang Nam và miền Lĩnh Nam. Tuy nhiên, Chính sử Trung Quốc chỉ ghi một cách tương đối kỹ là Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt, Lạc Việt. Theo sử ký của Tư Mã Thiên thì Đông Việt hay Đông Âu trong thời Tần Hán đóng đô ở Vĩnh Ninh tức Vĩnh Gia là miền Triết Giang, Mân Việt thì ở đất Mân Trung tức miền Phúc Kiến, Nam Việt đô ở Quảng Châu miền Quảng Tây. 

    Mặt khác chính  Cổ sử Trung Quốc cũng thừa nhận một thực tế lịch sử đó là sự thành lập của các quốc gia thời Chiến quốc mà họ gọi là Bách Việt ở vùng Giang Nam. Đông Việt tức U-Việt của Việt Vương Câu Tiễn không chỉ ở Triết Giang mà lên tới miền Giang Tô tức Châu Từ, quê hương của gốm sứ Việt cổ nổi tiếng của chi Dương Việt mà kinh đô ở Hội Kế sau đọc là Cối Kê, vì vậy Lý Tế Xuyên mới viết Việt Điện U Linh về nước Việt cổ xưa. Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Quì Việt ở Tứ Xuyên, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt còn gọi là Tây Âu ở Quảng Tây, Lạc Việt ở Quảng Tây và Bắc VN.


             Bản đồ Đơng Nam Á thời đại băng hà 
           (trước nạn biển tiến cách nay 8.500 năm)




     Kết qủa các công trình nghiên cứu của hàng trăm nhà Khảo cổ và Khảo Tiền sử trên khắp Á châu đã xác nhận là cách đây ít nhất là 6 ngàn năm, chủ nhân của nền văn hoá “Rìu có vai thời đồ đá” đã từ sơn nguyên Tây Tạng vùng chân núi Malaya tiến xuống Trung nguyên, từ thượng lưu sông Dương Tử qua ngã Tứ Xuyên, một số định cư tại đây và số khác tiến dần tới giáp biển Đông. Tương truyền Thần Nông lãnh đạo các chi tộc thiên di xuống Hoa Nam qua vùng núi Dân, núi Ba, núi Thục thường gọi là vùng đất Ba Thục ở Tứ Xuyên bây giờ. Cổ sử Trung Quốc ghi niên đại truyền thuyết là 3320-3080 TDL tức thiên niên kỷ thứ IV TDL và cháu 3 đời của Thần Nông là Đế Minh tuần du phương Nam gặp nàng Vụ Tiên nên duyên chồng vợ rồi sinh Lộc Tục. 

    Đế Minh phong Lộc Tục làm vua phương Nam, Lộc Tục lên ngôi lấy hiệu là KINH DƯƠNG VƯƠNG, đặt tên nước là Xích Qui, năm 2879 TDL. Kinh Dương Vương gặp Long nữ là con của vua hồ Động Đình sinh Sùng Lãm, Sùng Lãm lên ngôi lấy hiệu là LẠC LONG QUÂN. Lạc Long Quân kết duyên với công chúa Âu Cơ, con của Đế Lai dòng Thần Nông phương Bắc mở đầu thiên tình sử truyền kỳ của Huyền sử Rồng Tiên. Một điều hết sức lý thú mà chúng ta không bao giờ nghĩ tới là niên đại của truyền thuyết về Thần Nông thiên niên kỷ thứ IV lại phù hợp với niên đại khảo cổ và kết quả đo chỉ số sọ của các nhà Khảo Tiền Sử về chủng Indonesian mà chúng tơi gọi là Malaynesian thiên cư từ núi Malaya tức Malayo- ProtoViets gọi chung là cộng đồng Bách Việt. Theo các nhà Tiền Sử học thì Malayo-ProtoViets tức Bách Việt đã định cư ở Trung Nguyên cách đây ít nhất là 6 ngàn năm. Thế nhưng, công trình nghiên cứu sử học của học giả Shi Shi người Trung Quốc thì người U Việt (GU-YUE) đã làm chủ biển cả cách nay hơn 7 ngàn năm. Như thế có thể Malayo-ProtoViets đã có mặt ở Trung Nguyên từ lâu nhưng các nhà khảo Tiền sử chưa phát hiện được do quá trình huỷ hoại của những sọ đã quá 6 ngàn năm. Thực tế này phù hợp với kết quả của những công trình khảo cổ cho ta thấy di chỉ ở Hà Mẫu Độ, huyện Dư Đào tỉnh Triết Giang tìm thấy năm 1973 những hạt lúa đã hoá than có niên đại C14 là 6.700 năm. Di tích văn hoá ở Núi Thành Quảng Nam có niên đại C14 là 6.000 năm. Di chỉ hang Xóm tại Hoà Bình có niên đại C14 là 6.000 năm mà nhà nghiên cứu Đào Thế Tuấn cho đó là lúa trồng. Giới khoa học ghi nhận đó là nền văn hoá Hoà Bình-Bắc Sơn ở Đông Nam Á Lục địa và hải đảo gồm bán đảo Mã Lai, Đông Bắc Sumatra và các đảo khác ở Indonesia và Phi Luật Tân (Philippine) mà chủ yếu là những cồn sò ở ngoài trời.

     Công trình nghiên cứu của học giả W. G. SolHeim II căn cứ trên những thám quật ở Non-Nok-Tha thuộc vùng biên giới Thái Lào và hang thần Spirit cave nơi phát nguyên dòng sông Salouen ở Miến Điện (Myannmar) đã đi đến kết luận là:“Cư dân của nền văn hoá Hoà Bình đã định cư thành xóm làng và biết trồng cây, chế tạo đồ gốm, biết chăn nuôi thuần hoá gia súc từ rất lâu và đúc đồ dùng bằng đồng sớm hơn hết mọi nơi trên trái đất. Những khám phá mới dẫn khởi rằng Đông Nam Á có thể là nguồn gốc của nền văn minh nhân loại. Đông Nam Á là một trung tâm nông nghiệp, cư dân biết trồng lúa nước sớm nhất thế giới mà Việt Nam là quê hương của nền văn hoá Hoà Bình ..”. Căn cứ trên những đồ gốm thuộc văn hoá Hoà Bình mới thám quật được ở Bắc Thái Lan và Hạ Lào được xác định bằng phương pháp vật lý phóng xạ có niên đại khoảng 3 ngàn năm TDL, nghĩa là cách đây ít nhất là 5 ngàn năm. Niên đại này cho thấy nó có trước cả Aán Độ, Trung Hoa và cả bean Trung Cận Đông nữa.

    Các công trình nghiên cứu về các lãnh vực địa lý thiên nhiên, khí hậu thổ nhưỡng, dân tộc, văn hoá và ngôn ngữ đã xác nhận khu vực từ chân núi Hi Mã Lạp Sơn (Himalaya) xuống vực 2 con sông Hoàng Hà và Dương Tử trải dài xuống lưu vực 2 con sông Salouen và Cửu Long là một khu vực nóng ẩm, gió mùa, mưa nhiều, nhiệt độ và ánh sáng đều lớn, đất đai thích hợp cho rất nhiều loại thực vật sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt đây là khu vực của nghề trồng lúa nước. Đặc tính văn hoá gắn liền với sinh môi thực động vật từ trầu cau, cây dâu đến heo, gà cùng với các sinh hoạt vật chất như kỹ thuật xe nước Noria, chơi diều giấy, đá gà, ống xì đồng, xe quay chỉ, cán hột bông qua một trục đôi đến các phong tục tập quán từ nhuộm răng ăn trầu, xâm mình, cà răng đến lễ hội mừng nước, đua thuyền, đánh trống đồng. Khu vực này được gọi chung là “Khu vực văn hoá trống đồng” của cộng đồng Bách Việt tức Malayo-ProtoViets gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Nam Trung Quốc gồm cả Đài Loan, Hải Nam, Việt Nam, Cao Miên (Cambodia), Lào, Thái Lan, Mã Lai (Malaysia), NamDương (Indonesia), Phi Luật Tân (Philippine),Hạ Uy Di (Hawai), Guinée, quần đảo Micronesie, Melanesian Pâques. 

Khảo cổ học cũng cho chúng ta biết là đồ đá giữa 2 vùng Hoa Nam và Bắc Việt Nam có nét gần gũi giống nhau đến độ khó có thể phân biệt được. Đồ đá của 2 vùng đều có kích thước nhỏ và cùng sử dụng loại rìu tứ diện, dao đá và mũi tên khá giống nhau. Công trình nghiên cứu dân tộc và ngôn ngữ học cũng cho thấy vùng đất giữa 2 con sông lớn là Dương Tử giang và Cửu Long giang có thủy danh âm Giang giống nhau (Dương Tử Giang, Việt Giang, Tây Giang, Ngu Giang, Bạch Đằng Giang, Lô Giang, Cửu Long Giang …) và địa danh cùng có âm Lang như các quốc gia Dạ Lang ở Quí Châu, Bạch Lang ở Tứ Xuyên, Việt Lang ở Quảng Đông và Văn Lang trải dài từ U-Việt xuống tận Bắc và Trung phần Việt Nam.

     Từ Truyền thuyết đối chiếu với các nguồn thư tịch cổ Trung Quốc, được phối kiểm bằng những kết quả của các công trình nghiên cứu về Ngôn ngữ học, Dân tộc học, Nhân chủng học, Cổ nhân học cùng với kết quả của các công trình khoa học của Khảo cổ, Khảo tiền sử và nhất là kết quả mới nhất về sự phân tích hệ thống Sinh học Di Truyền DNA đã cho phép chúng ta khẳng định:

1. Tính hiện thực của huyền thoại mang tính Sử thi RỒNG TIÊN với thời đại HÙNG VƯƠNG của Việt Tộc. Ngay từ thời đồ đá Việt Tộc là cư dân nông nghiệp chiếm lĩnh địa bàn Trung Nguyên trước khi bị Hán tộc du mục từ Tây Bắc Hoàng Hà tràn xuống đẩy lùi Việt tộc về phương Nam.

2. Nhà nước XÍCH QUI trong truyền thuyết cũng như VIỆT THƯỜNG là những hình thức Nhà nước sơ khai của người Việt cổ. Thời KINH DƯƠNG VƯƠNG lập quốc được coi là thời đại Tiền Hùng Vương. Cương giới trải dài từ Tứ Xuyên chạy sang giáp biển Đơng. Kế tiếp la Thời đại Hùng Vương với LẠC LONG QUÂN và ÂU CƠ, vị Quốc Tổ Quốc mẫu khai mở Bách Việt, bắt đầu thời kỳ phân tán của Việt tộctrước sự xâm lấn của Hán tộc du mục phương Bắc. Thư tịch cổ Trung Quốc xác định các quốc gia Bách Việt như Đông Việt còn gọi là U Việt, Dương Việt, Mân Việt, Âu Việt, Nam Việt, Điền Việt, Quì Việt, Lạc Việt trên các vùng đất mà địa danh cũng là tên nước như Dạ Lang, Bạch Lang, Việt Lang và Văn Lang …



MƯỜI TÁM ĐỜI HÙNG VƯƠNG

    Theo những nguồn sử liệu thì thời đại Hùng Vương gồm 18 đời kể từ khi Kinh Dương Vương lên ngôi năm 2879 TDL và chấm dứt vào đời Hùng Duệ Vương 258 TDL. Như vậy thời đại Hùng Vương kéo dài 2622 năm, tính ra trung bình mỗi đời Vua trị vì khoảng 150 năm. Trần Trọng Kim trong bộ Việt Nam Sử lược viết:“Dẫu cho người đời thượng cổ đi nữa thì cũng khó lòng mà có người sống lâu như vậy. Xem thế thì đủ biết chuyện đời Hồng Bàng không chắc là chuyện xác thực”.

    Để giải thích khúc mắc lịch sử này một số sử gia thuộc Viện khoa học xã hội CHXHCNVN có quan điểm lịch sử đóng khung vội vã đưa ra luận điểm cho rằng thời Hùng Vương với sự thành lập nhà nước Văn Lang ra đời cách nay khoảng 2500-2600 năm cho phù hợp với những gì ghi chép trong bộ Đại Việt sử lược của tác giả vô danh đời Trần. Bộ sử này đã bị Tiền Hy Tộ sử quan đời Thanh bóp méo sửa đổi theo sử quan Đại Hán là:“Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang”. Nguyễn Khắc Thuần trong “Việt Nam, tư liệu tóm tắt” thì cái gọi là “Khoa học lịch sử hiện đại” cho rằng: “Niên đại mở đầu của thời sơ sử được xác định là cách nay từ 2.600 năm tới 2.500 năm. Giai đoạn Hùng Vương với nước Văn Lang mở đầu cách nay khoảng 2.500 năm và chấm dứt vào năm 179 TCN. Năm Triệu Đà đánh bại An Dương Vương và xác lập nền đô hộ ở nước ta. Văn Lang là moat giai đoạn có thật của lịch sử Việt Nam nhưng sự thật lịch sử về Văn Lang không hoàn toàn như sử cũ mô tả ! Mười tám đời vua Hùng nối nhau trị vì 2622 năm (từ 2879 - 258 TDL). Đó là những con số khó thuyết phục. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng với người Việt số 9 là số linh thiêng, cho nên con số 18 đời Hùng Vương mà Hùng triều Ngọc Phả nói tới cũng là con số ước lệ, biểu tượng một ý niệm thiêng liêng nào đó..”! 

    Theo Nguyễn Khắc Thuần thì “Trái với những ghi chép của chính sử cũ và các tài liệu dã sử khác, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội nhà nước CHXHCNVN cho rằng nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại khoảng 300 năm và niên đại tan rã là khoảng 208 TDL chứ klhông phải 258 TDL. Với 300 năm, con số 18 đời Hùng là con số dễ dàng chấp nhận. Tuy nhiên cũng không vì thế mà khẳng định rằng nước Văn Lang thực sự có 18 đời vua Hùng nối tiếp nhau trị vì. Tóm lại nước Văn Lang chỉ tồn tại trước khoảng 300 năm và con số 18 đời vua Hùng cho đến nay vẫn là con số của huyền sư û”!

    Luận điểm trên không thuyết phục được ai vì tính chất phủ nhận cội nguồn phản dân tộc của họ. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm của một số người “vong bản”, nhân danh khoa học lịch sử hiện đại tiến bộ mà trong thực chất là phản bội dân tộc, phủ nhận cội nguồn gốc tích tổ tông không thể tha thou được. Vô hình chung họ đã phủ nhận nền văn minh Đông Sơn rực rỡ, nền văn minh trống đồng độc đáo của Việt tộc. Chính họ đã phải xác định rằng, sơ kỳ của thời đại đồ đồng ở Việt Nam mở đầu cách nay 4.000 năm với nền văn hoá Phùng Nguyên mà đỉnh cao tột cùng là nền văn hoá Đông Sơn, mở đầu cách nay 2.800 năm. Điều đó có nghĩa là ít nhất là cách đây ít nhất là 4.000 năm, xã hội Việt cổ đã tổ chức ổn định thou tự lớp lang. Nói một cách khác, xã hội Văn Lang đã được định chế hoá thành nhà nước từ lâu như giới nghiên cứu lịch sử cổ đại đã nhận định là khi con người cổ đại đã biết nung chảy kim khí thì họ cũng nung chảy luôn cái khuôn mẫu xã hội nguyên thủy để tổ chức thành nhà nước với những định chế rõ ràng.

     Mặt khác, họ quên một điều là bộ Đại Việt Sử Lược tuy là bộ sử xưa nhất còn sót lại nhưng đã bị Tiền Hy Tộ (người Hán) sửa chữa đổi tên là Việt Sử Lược rồi lưu trong Tứ Khố Toàn Thư của Thanh triều nên luận điệu sặc mùi Đại Hán bành trướng. Các sử gia Hán tộc với quan niệm: “Đại nhất thống” tự cho là trung tâm thế giới, cái rốn của nhân loại, là tộc người ưu việt. Kinh Thi có câu: “Huệ thử Trung Quốc, dĩ tuy tứ phương” nghĩa là: lấy ân huệ Trung Quốc để yên định bốn phương. Đó là chủ trương bành trướng Đại Hán “dĩ hạ biến di” nghĩa là lấy cái cao thượng, tao nhã của Đại Hán để cải hoá man di mọi rợ. Chính vì vậy trong mọi thời kỳ lịch sử, Hán tộc luôn luôn chủ trương tiêu diệt văn tự các dân tộc khác, âm mưu nô dịch văn hoá rồi đồng hoá các dân tộc. Lợi dụng Hán tự là văn tự duy nhất các sử gia Trung Quốc từ cổ đại đến nay đã xuyên tạc, bóp méo sự thật, sửa đổi cho phù hợp với sử quan Đại Hán, đánh đổ lòng tự hào dân tộc của các tộc người khác để dễ bề thống trị và đồng hoá. Đó là chủ trương nhất quán, là bản chất bành trướng thâm độc của họ suốt từ xưa tới nay.

    Gần đây, công trình nghiên cứu của Trần Huy Bá về Hùng vương sự tích Ngọc Phả cổ truyện của Nguyễn Như Đỗ thời Lê thì: Thời đại Hùng Vương kéo dài 2622 năm gồm 47 đời vua. Nếu xác định được tính xác thực tương đối của Hùng Vương Ngọc Phả thì đời vua Chữ Hán là “Thế”, “Thế” không phải chỉ một đời người mà là một “Dòng gồm nhiều đời vua”. Riêng chi thứ 18, chi cuối cùng của thời đại Hùng Vương gồm 3 đời vua trị vì suốt 150 năm. Hiện ở Đình Tây Đằng, huyện Ba Vì tỉnh Vĩnh Phú còn thờ bài vị “Tam vị quốc chúa”. Chi này chấm dứt năm Quý Mão 258 TDL vào cuối đời Chu. Mỗi dòng vua được xếp theo thứ tự bát quái và thập can như sau: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài và Giáp, Aát, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Theo sự tích Ngọc Phả thì thời Hùng Vương gồm 47 đời vua theo thứ tự sau:

1. CHI CÀN: Kinh Dương Vương, Đại Việt Sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên chép: “Kinh Dương Vương là vị vua đầu tiên của nước Đại Việt ta, cùng với Đế Nghi ở Phương Bắc lên ngôi năm 2879 TDL”. Kinh Dương Vương huý Lộc Tục, sinh name Nhâm Ngọ 2919 TDL, lên ngôi năm 41 tuổi, trị vì 86 năm từ Nhâm Tuất 2879 TDL đến Đinh Hợi 2794 TDL.

2. CHI KHẢM: Lạc Long Quân huý Sùng Lãm tức Hùng
Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn 2825 TDL lên ngôi năm 33 tuổi. Chi này kéo dài 269 năm từ Mậu Tý 2793 đến Bính Thìn 2525 TDL. Thời kỳ này được truyện cổ tích họ Hồng Bàng truyền kỳ gọi là huyền sử Rồng Tiên.

3. CHI CẤN: Hùng Quốc Vương huý Hùng Lân từ 2524 đến 2253 TDL dài 271 năm. Thời kỳ này theo truyền thuyết thì mẹ Aâu dẫn 50 con lên vùng cao rồi cùng nhau suy cử người con trưởng lên làm vua, lấy hiệu là Hùng vương đóng đô ở Phong Châu. Thời kỳ này cũng chính là thời kỳ Hoàng Đế diệt Li-Vưu thủ lĩnh của Tam Miêu ở phương Nam và Du Võng của dòng Thần Nông Phương Bắc.

4. CHI CHẤN: Hùng Hoa Vương huý Hùng Bửu lang, sinh năm 2254 TDL, chi này kéo dài 342 năm.

5. CHI TỐN: Hùng Hi Vương huý Bảo Long sinh năm 2030 TDL, lên ngôi năm 59 tuổi, chi này kéo dài 200 năm.

6. CHI LY: Hùng Hồn Vương, huý Long Tiên Lang, sinh
năm 1740 TDL, chi này gồm 2 đời vua, kéo dài 81 năm.

7. CHI KHÔN: Hùng Chiêu Vương, huý Quốc Lang, sinh
năm 1659 TDL, lên ngôi năm 12 tuổi, chi này gồm 5 đời vua, kéo dài 200 năm.

8. CHI ĐOÀI: Hùng Vĩ Vương, huý Văn Lang, sinh năm
1469 TDL lên ngôi năm 31 tuổi, chi này gồm 5 đời vua, cả thảy là 100 năm. Truyền thuyết kể rằng thời kỳ này giặc Ân sang đánh nước ta bị Phù Đổng Thiên vương đánh cho tan tác. Sử Tàu ghi là đời Cao Tông triều Ân đánh nước Quỉ Phương 3 năm không thắng.

9. CHI GIÁP: Hùng Định Vương, huý Chân Nhân Lang, sinh năm 1375 TDL, lên ngôi năm 45 tuổi. Chi này gồm 3 đời vua, kéo dài 80 năm.

10. CHI ẤT: Hùng Uy Vương huý Hoàng Long Lang, sinh năm 1287 TDL, lên ngôi năm 37 tuổi, chi này gồm 3 đời vua kéo dài 90 năm.

11. CHI BÍNH: Hùng Trinh Vương huý Hưng Đức Lang,
sinh năm 1211 TDL, lên ngôi năm 51 tuổi. Chi này gồm 4 đời vua kéo dài 107 năm.

12. CHI ĐINH: Hùng Vũ Vương huý Đức Hiền Lang, sinh năm 1105 TDL, lên ngôi năm 52 tuổi, chi này gồm 3 đời vua, kéo dài 96 năm.

13. CHI MẬU: Hùng Việt Vương, huý Tuấn Lang, sinh name 982 TDL, lên ngôi năm 23 tuổi, chi này gồm 5 đời vua, kéo dài 105 năm.

14. CHI KỶ: Hùng Anh Vương, huý Viên Lang, sinh năm
894 TDL, lên ngôi năm 42 tuổi, chi này gồm 4 đời vua, kéo dài. 89 năm.
15. CHI CANH: Hùng Triệu Vương, huý Chiêu Lang, sinh năm 748 TDL, lên ngôi năm 35 tuổi, chi này gồm 3 đời vua, kéo dài 94 năm. Thời kỳ này là thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc.

16. CHI TÂN: Hùng Tạo Vương, huý Đức Quân Lang, sinh năm 712 TDL, lên ngôi năm 53 tuổi, chi này gồm 3 đời vua, kéo dài 92 năm. Hùng triều Ngọc Phả, Thần Phả xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc ghi rõ là đến đời Hùng Vương thứ 16 là Hùng Tạo Vương huý Đức quân Lang dời đô xuống Việt Trì, Phong Châu. Hùng Tạo Vương (660TDL đến 569 TDL) ngang với Chu Linh Vương thời Đông Chu. Sự kiện này phù hợp với thời điểm mà Đại Việt Sử Lược, sau khi bị Tiền Hy Tộ sửa đổi đã chép là: “Đến đời Trang Vương triều Chu (696-682TCN) ở Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương”. Chính sự cố tình ghi niên đại thành lập nước Văn Lang vào thời điểm này đã tạo nên sự nhầm lẫn đáng tiếc của một số sử gia sau này.

17. CHI NHÂM: Hùng Nghi Vương, huý Bảo Quang, sinh năm 576 TDL, lên ngôi năm 9 tuổi, chi này gồm 4 đời vua, kéo dài 160 năm.

18. CHI QUÍ : Hùng Duệ Vương, huý Huệ Vương Lang, sinh năm 421TDL, lên ngôi năm 14 tuổi, chi này gồm 3 đời vua, kéo dài 150 năm. Hiện ở Đền Hùng còn bài vị thờ “Tam vị Quốc chúa”. Hùng Vương Ngọc Phả sự tích cổ truyện phù hợp với minh văn trong Lĩnh Nam Trích Quái liệt truyện và được ghi rõ trong sử liệu thành văn của nước ta đó là bộ Đại Việt Sử Ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên: “Từ Kinh Dương Vương được phong năm 2879 TDL cùng thời với Đế Nghi truyền đến cuối đời Hùng Vương, ngang với Văn Vương đời Chu năm thứ 57 là năm Quý Mão thì hết”. 

    Sự tích Ngọc Phả Hùng Vương đã xác định trung thực của những nguồn sử liệu thành văn và tính hiện thực của thời đại Hùng Vương. Thời đại Hùng Vương cách nay khá lâu nên mọi cách giải thích chỉ mang tính tương đối có thể chấp nhận được mà thôi. Vả chăng, đã là huyền sử thì không cần thiết đòi hỏi tính xác thực tuyệt đối mà tìm hiểu chính là để ngầm hiểu những gì mà người xưa đã gởi gấm cho con cháu của dòng giống Rồng Tiên chúng ta mà thôi. Chính sử cổ Trung Quốc đã xác định các quốc gia Bách Việt như Đông Việt còn gọi là U Việt, Dương Việt, Mân Việt, Âu Việt, Nam Việt, Điền Việt, Quì Việt, Lạc Việt trên các vùng đất mà địa danh cũng là tên nước như Dạ Lang, Bạch Lang, Việt Lang và Văn Lang là một sự thật lịch sử.  Đặc biệt, một sự kiện làm chấn động giới nghiên cứu là tháng 2 năm 1971 tại Liu-Ch’ang-Ch’iao phía Đơng Trường Sa tỉnh Hồ Nam, các nhà khảo cổ tìm thấy 1 “cái qua” cĩ khắc tên vua Nhược Ngao. Chính sách Sử Ký của Tư Mã Thiên và “Xuân Thu Tả Truyện” đã viết “ Nghi viết Hùng Nghi hiệu Nhược Ngao là Hùng Vương thứ 14 (789TDL). Đây là chứng cứ cụ thể xác nhận thời đại Hùng Vương là cĩ thật trong lịch sử.

VIỆT NAM MỘT DÂN TỘC CÓ LỊCH SỬ LÂU ĐỜI

    Trước đây, chúng ta thường nói dân tộc Việt có hơn 4 ngàn năm lịch sử và Việt tộc từ phương Bắc di chuyển dần xuống phương Nam. Các sử gia Mác Xít viết sử theo nghị quyết, không dám nhắc gì đến phần đất của Việt tộc ở lãnh thổ TQ hiện nay. Họ tìm cách kéo lùi lịch sử lại cho phù hợp với quyển Việt sử lược mà bản duy nhất còn trong Tứ khố Toàn thư triều Thanh đã được sử quan Thanh triều là Tiền Hy Tộ sửa đổi, bóp méo lịch sử. Họ nhân danh khoa học lịch sử cho rằng Việt Nam mới có hơn 2 ngàn năm lịch sử. Đây là sự phản bội công lao xương máu của tiền nhân, phản bội dân tộc đê hèn ô nhục nhất trong lịch sử Việt. Trong khi đó, sự thật khách quan của lịch sử đã được giới nghiên cứu quốc tế trong hội nghị các nhà Trung Hoa học kể cả Trung Quốc và Đài Loan ở đại học Berkerley Hoa Kỳ năm 1978 công nhận là Việt tộc mà họ gọi là Di Việt cư trú đầu tiên tại Trung nguyên TQ bây giờ. Về sau bị tộc Thương đánh đuổi khỏi hạ lưu sông Hoàng Hà thành lập triều Thương đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Hết Thương rồi đến triều Chu, Tần đánh đuổi nên Việt tộc phải thiên cư về phương Nam nên trước đây các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng dân tộc Việt từ phương Bắc di chuyển dần xuống phương Nam. Thế nhưng, một công trình nghiên cứu của Học gỉa lừng danh Stephen Oppenheimer được công bố trong tác phẩm “Thiên đàng ở phương Đông, lục địa bị chìm đắm ở Đông Nam Á” (Eden in the East:The Drowned continent of South-East-Asia) đã làm đảo lộn mọi nhận thức từ xưa tới nay.

 Khoa Đại Dương học đã xác nhận là cách đây khoảng 8.500 năm đã nhận chìm nền văn minh Đông Nam Á cổ đại. Lục địa Đông Nam Á thời đó gồm cả 2 đại lục: Đại lục Sundaland bao gồm lưu vực sông Cửu Long trải dài xuống Nam Dương và đại lục Nanhailand bao gồm lưu vực sông Hồng kéo dài tới bờ biển phiá Tây đảo Hải Nam ngày nay. Mực nước biển dâng cao đột ngột còn để lại ấn tích trong Kinh Thánh về nạn đại hồng thủy và truyền thuyết Sơn Tinh và Thủy Tinh của Việt Nam. Mực nước biển dâng cao hơn 100 mét nên cư dân Hòa Bình Hoabinhian phải dời lên vùng cao để tránh nạn biển tiến. Những cư dân Hoabinhian này chính là những người tiền Việt Hoabinhian-Protoviets đã lên vùng núi cao Hòa Bình, Bắc Sơn và theo hướng Tây Bắc tiến lên Vân Nam, qua Ba Thục tức Tứ Xuyên TQ bây giờ để tiến tới vùng cao nguyên Tây Tạng nằm giữa hai dãy núi Himalaya và Kunlun. Cư dân Hoabinhian Protoviets này đã mang theo những phát minh quan trọng như nghề trồng lúa nước, thiên văn, chữ viết cổ (Khoa đẩu), kỹ thuật hàng hải, xây cất các đô thị đến nơi khác để hình thành những nền văn minh cổ đại trên thế giới như Trung Đông, Ấn Độ và Trung Hoa.
 Như vậy là người tiền Việt đã từ Bắc Việt Nam thuộc Đông Nam Á tiến lên phía Bắc và cách đây khoảng 6 ngàn năm, mực nước biển rút dần nên người Việt cổ đã tiến dần xuống vùng đồng bằng châu thổ 3 con sông lớn Hoàng Hà, Dương Tử, Cửu Long rồi tiến xuống dọc theo lưu vực sông Hồng, sông Mã trở về nơi đất tổ xa xưa. Thực tế này đã được các nhà khoa học trường Viễn Đông Bác cổ xác định tìm ra lộ trình thiên di của những người Việt cổ này căn cứ vào kết quả đo chỉ số sọ của các nhà Khảo Tiền sử. Người Việt thuộc loại sọ tròn, dung lượng sọ là 1341,48 và chỉ số sọ trung bình là 82.13 hoàn toàn khác biệt với Hán tộc (Tầu) sọ dài, dung lượng sọ là 1440 và chỉ số sọ là 76,51. Thực tế lịch sử này đã xác định tính hiện thực của truyền thuyết khởi nguyên của Việt tộc. Theo truyền thuyết thì người Việt cổ từ vùng cao nguyên giữa 2 dãy núi cao và cổ nhất là Hi Mã Lạp Sơn ( Himalaya) và Côn Luân (Kunlun) tiến dần xuống vùng lưu vực đồng bằng châu thổ các con sông lớn là Hoàng Hà, Dương Tử, Cửu Long để khai khẩn đất mới định cư lập nghiệp.

 Người Việt cổ Malaynesian theo thời gian và chia ra từng đợt tiến xuống trung nguyên, theo khoa khảo Tiền sử thì cách đây khoảng 6 ngàn năm một nhánh người Việt cổ theo truyền thuyết là dòng Thần Nông phương Nam, từ thượng nguồn dọc theo lưu vực sông Dương Tử và Cửu Long xuống định cư ở vùng long chảo đất đỏ Dạ Lang vùng BaThục(Tứ Xuyên TQ bây giờ). Sách cổ “Kinh Thư” gọi làvùng đất đỏ từ Tam giang Bắc gồm sông Hòang, sông Vị và sông Lạc trở xuống tới Tam Giang Nam gồm sông Nguyên, sông Tương và sông Dương Tử là XÍCH QUI PHƯƠNG. Cách đây hơn 5 ngàn năm, một nhánh người Việt cổ Malaynesian tiến xuống vùng Tam Giang Bắc gồm 3 con sông Hòang, sông Vị và sông Lạc. Tên con sông Lạc này viết với bộ “Chuy” chỉ loài chim đuôi ngắn vật biểu của người Việt cổ chi Âu Việt thờ chim ở tỉnh Thiểm Tây chính là dòng Thần Nông phương Bắc theo truyền thuyết đã thành lập các triều đại Đế Nghi, Đế Lai, Đế Du Võng, Đế Hòang mà sử Tàu viết là Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Đế Cốc,Đế Chí, Đế Nghiêu, Đế Thuấn cuối cùng là Hạ Vũ nhà Hạ của Việt tộc. Kinh Thi chép tên núi và sông vùng Tam Giang Bắc là QUI. Tích xưa kể lại rằng khi Đế Nghiêu gả 2 cô con gái về làm dâu ở nhà họ Ngu ở bến sông Vị khủyu sông Qui là “Vu Qui nhuế” nên ngày nay, chúng ta gọi ngày con gái về nhà chồng là “Vu qui” là như thế. Chữ “Phương” chỉ đòng đòng lúa hàm nghĩa cư dân nông nghiệp trồng lúa. Như vậy, Thủ lĩnh hai châu Kinh Dương đã lấy tên đất để đặt tên cho nước là XÍCH QUI PHƯƠNG hàm nghĩa là nước của cư dân trồng lúa ở vùng đất đỏ Xích Qui. Triều Chu đã gọi các nước chung quanh là cửu quỉ và từ đó, các sử gia Hán tộc đã viết Xích Qui là Xích Quỉ để miệt thị dân tộc ta là tộc người man di mọi rợ. Ngay từ thời Thương kế tiếp là Chu, Hán tộc tự cho mình là “Thiên triều”, vua Tàu xưng là Thiên Tử (con trời, thay trời hành đạo), nước Tàu ở trung tâm các nước nên lấy tên nước là Trung Quốc và miệt thị các tộc người xung quanh Trung Quốc là tứ di gồm: Đông Di,Tây Nhung, Bắc Địch và Nam Man. Tư Mã Thiên, sử gia chính thống của Hán tộc đã phải thừa nhận một sự thực là “Việt tuy gọi là Man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy”. Chính Tư Mã Thiên đã lấy Đế Hoàng nguyên là một vị thần được nhân dân sùng kính ở Sơn Đông lên làm cộng chủ và viết là Hoàng Đế theo ngữ pháp Hán là người khai sáng lịch sử Trung Quốc vào thế kỷ thứ 3 TDL. Trong khi đó, Chu Cốc Thành một sử gia Trung Quốc trong “Trung Quốc Thông sử” đã thừa nhận “Viêm tộc đã có mặt khắp nước Trung Hoa thời cổ đại trước khi các dòng tộc khác tràn vào nên được xem là chủ nhân phần đất TQ đầu tiên. Khi Viêm Việt đã định cư thì Hán tộc còn sống du mục ở vùng Tân Cương, Thanh Hải. Về sau, họ men theo Hoàng Hà tràn vào Hoa Bắc, chiếm đất của Việt tộc”. Nhóm “Nghi cổ phái” của nhà văn Quách Mạt Nhược đã bác bỏ thời Tam Hoàng Ngũ đế là của Trung Quốc vì những vị vua cổ đại không thấy ghi trong những mu rùa (Giáp cốt) mà chỉ xuất hiện đồng loạt vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, thời kỳ cực thịnh của các quốc gia Bách Việt nên Lương Khải Siêu cho rằng lịch sử Trung Quốc mới chỉ có hơn 4 ngàn năm. Đây là một sự thật lịch sử mà các học giả, các nhà nghiên cứu Trung Quốc không thể phản bác được. Như vậy, nếu căn cứ trên kết qủa đo chỉ số sọ của người Việt cổ của Khoa Tiền sử học thì nước ta có ít nhất là hơn 6 ngàn năm lịch sử

*. Mặt khác, công trình nghiên cứu Đại Dương cũng như những kết qủa phân tích di truyền DNA thì người Tiền Việt đã có mặt ở lưu vực sông Hồng từ hơn 8.500 năm trước

**. Từ những kết qủa khoa học thuyết phục trên, chúng ta có thể nói Việt Nam là một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất thế giới. * Khoa Khảo Tiền sử không thể đo chỉ số sọ của những sọ trên 6 ngàn năm vì đã bị mục rữa. Theo Khảo Tiền sử thì chỉ số sọ cách biệt trên 2 chỉ số thì thuộc 2 chủng tộc khác nhau. 

** Dân tộc Việt Nam có gốc tích lâu đời nhất Ðông Nam Á (ÐNA). Khảo cổ học phát hiện được người vượn ở Bình Gia (Lạng Sơn) và các dụng cụ bằng đá của người nguyên thủy vào thời kỳ đồ đá cũ ở núi Ðọ (Thanh Hóa), có thể khẳng định con người đã có mặt trên đất Việt khoảng trên 30.000 năm trước. Khảo cổ học cũng đã tìm được những chiếc răng của người hóa thạch vào thời kỳ địa chất Pleistocene cách nay khoảng 300.000 năm. Khảo cổ học cũng đã tìm được di tích của đời sống c ủa người nguyên thủy ở Sơn Vi (Lâm Thao, Vĩnh Yên), ở Bắc Sơn, Hòa Bình, ở Hang Muối và Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Người nguyên thủy ở Việt Nam là cư dân của nền văn hóa Sơn Vi có tuổi khoảng từ 11 đến 20.000 năm và kế tiếp là văn hóa Hòa Bình chính là những người Tiến Việt (Hoabinhian-Protoviets). Những khám phá mới nhất của nhà bác học Trung Quốc J.Y. Chu và 13 đồng nghiệp của ông bằng di truyền học DNA, khẳng định rằng nguồn gốc của người Trung Hoa và người Á Ðông là do giống người Ðông Nam Á đi lên. Những người này có gốc gác từ Phi Châu đã đi đến Ðông Nam Á qua ngả Nam Á và đã đi ngược lên phía Bắc Trung Quốc. (Xem thêm Nguồn Gốc Việt Tộc, Huyền Tích Việt của Phạm Trần Anh). 



Còn tiếp  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét